THÁNH LỄ CN IV PS B - NGÀY ƠN GỌI - TẠI TÒA GIÁM MỤC KONTUM 22 4 2018 - P2

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu
“NGÀY ƠN GỌI” Miền Kontum.
Tại khuôn viên Tòa Giám mục Kontum, sáng ngày 22/04/2018
sinh hoạt “NGÀY ƠN GỌI” Miền Kontum, trên 700 thành viên thuộc  cấp III tham dự,
trên 60 gồm quí thầy, quí nữ tu và phụ huynh đồng hành.
Đức Giám mục chủ tế, 8 linh mục đồng tế.
 *PHẦN II: PHỤNG VỤ THÁNH THỂ & CẢM TẠ 


Ad Gentes KT- 24/04/2018

THÁNH LỄ CN IV PS B - NGÀY ƠN GỌI - TẠI TÒA GIÁM MỤC KONTUM 22 4 2018

“NGÀY ƠN GỌI” Miền Kontum.
Tại khuôn viên Tòa Giám mục Kontum, sáng ngày 22/04/2018
sinh hoạt “NGÀY ƠN GỌI” Miền Kontum, trên 700 thành viên thuộc  cấp III tham dự,
trên 60 gồm quí thầy, quí nữ tu và phụ huynh đồng hành.
Đức Giám mục chủ tế, 8 linh mục đồng tế.
THÁNH LỄ CN IV MÙA PHỤC SINH B – NGÀY ƠN GỌI 22 4 2018
– DO ĐGM. GIÁO PHẬN KONTUM CHỦ SỰ:
* PHẦN I: – PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
 – BÀI GIẢNG CỦA ĐGM. GIÁO PHẬN KON TUM
 – LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN – DÂNG LỄ VẬT 

          
Ad gentes KT- 24/04/2018




Mục tử nhân lành (22.4.2018 – Chúa Nhật 4 Phục sinh - Chúa nhật Chúa chiên lành)
21/04/2018




Mục tử nhân lành
Lời ChúaGa 10, 11-18
    Khi ấy, Đức Giêsu nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Ðó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”
Suy niệm:
Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ
là một hình ảnh quen thuộc đối với người Palestin.
Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết.
Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử.
Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê,
vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên,
chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ.
Hội Thánh là đoàn chiên của Ðức Giêsu Kitô.
Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó.
Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi,
như Cha biết tôi và tôi biết Cha.
Ðây là cái biết sâu thẳm, cái biết hai chiều.
Chiên không phải là một con vật ngờ nghệch, thụ động.
Chiên là hình ảnh của một ngôi vị tự do.
Vị Mục Tử gọi tên từng con bằng giọng quen thuộc.
Chiên nghe tiếng của Ngài và đi theo.
Như thế giữa Mục Tử và đoàn chiên
có sự hiểu biết nhau sâu xa, nhận ra nhau dễ dàng,
và một sự trân trọng quý mến nhau đặc biệt.
Sau Phục Sinh, Ðức Giêsu đã giao cho Phêrô sứ mạng
chăn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Ngài.
Sứ mạng này bắt nguồn từ một tình yêu.
Yêu mến Ngài dẫn đến yêu mến đoàn chiên Ngài.
Ðức Giêsu là Mục Tử tối cao và gương mẫu.
Mọi mục tử khác chỉ là phụ tá
giúp chăn dắt đoàn chiên của Ngài.
Mọi mục tử phải noi gương Ngài,
dám chết để cho chiên được sống.
Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn cần những người tiếp nối công việc của Ngài,
để lo cho đoàn chiên trên thế giới.
Các bạn trẻ khi lớn lên thường lập gia đình.
Ðiều đó thật là tốt đẹp.
Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số bạn trẻ
ở bên Ngài cách đặc biệt để được Ngài sai đi.
Họ chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm,
để có thể yêu mãnh liệt hơn và bao la hơn.
Tiếng gọi của Chúa vẫn vang lên
ở ngay nơi lời nài xin của con người.
Những người đói khát Lời Chúa, đói khát tình thương,
đói khát bánh ăn, đói khát ý nghĩa cuộc sống.
Khước từ tiếng kêu của con người là khước từ tiếng Chúa.
Chúa Giêsu mời các bạn trẻ nhìn thấy đám đông bơ vơ.
Những người bệnh hoạn tật nguyền, những trẻ em đường phố,
những người lầm lỡ, tự đặt mình ở bên lề xã hội...
Thấy họ bằng trái tim và để cho tim mình đáp trả.
Tạ ơn Chúa đã cho Hội Thánh biết bao đại chủng sinh,
các linh mục, và các tu sĩ nam nữ, các nhà thừa sai.
Nhưng đồng lúa chín vàng vẫn cần nhiều thợ gặt,
tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn.
Có thể chính bạn được Chúa bất ngờ mời gọi
để đứng trong đội ngũ những người phục vụ đó!
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin ban cho chúng con những linh mục
có trái tim thuộc trọn về Chúa,
nên cũng thuộc trọn về con người.

Xin cho chúng con những linh mục
có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng,
một trái tim đủ lớn
để chứa được mọi người và từng người,
nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.

Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện,
có tình bạn thân thiết với Chúa
để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.

Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện,
có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho,
tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.

Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục
có trái tim của Chúa,
say mê Thiên Chúa và say mê con người,
hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên
và dẫn đưa chúng con
đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
 GPKONTUM (22/04/2018) KONTUM

Làm thế nào để loan báo Tin Mừng?



Tất cả các Kitô hữu đều có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Người Kitô hữu cần xin ơn Chúa Thánh Thần để có thể ra đi, đến gần mọi người để lắng nghe, và bắt đầu với từng hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, chứ không phải với những lý thuyết. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Hạt giống Lời Chúa
Sau cuộc tử đạo của thánh Stefano, bùng nổ cuộc bách hại lớn dành cho các Kitô hữu, và làm cho các môn đệ phân tán khắp nơi tại Giuđea và Samaria. Chính cuộc thử thách ấy thúc đẩy các môn đệ bước ra ngoài.
Tựa như cơn gió mang hạt giống đi xa và gieo vãi hạt giống khắp nơi; các môn đệ cũng thế, họ mang theo hạt giống Lời Chúa đi xa mãi xa mãi. Ta có thể nói vui một chút rằng, cuộc bách hại tựa như con gió đẩy các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Bài đọc trích sách Công vụ Tông đồ hôm nay đẹp tuyệt vời (Cv 8:26-40). Bài đọc ấy diễn tả chân chất về công cuộc loan báo Tin Mừng.
Đứng lên – Lắng nghe – Bắt đầu từ hoàn cảnh cụ thể
Chúa Thánh Thần thúc đẩy tông đồ Philipphe lên đường loan báo Tin Mừng. Có ba cụm từ then chốt ở đây: đứng lên, lắng nghe, bắt đầu từ hoàn cảnh cụ thể.
Việc công bố Tin Mừng không phải là thực hiện một kế hoạch tốt của một chủ thuyết về đạo đức luân lý, theo kiểu: chúng ta hãy đi và làm điều này điều nọ ở nơi này nơi kia… Không phải thế. Loan báo Tin Mừng là việc của Chúa Thánh Thần, chính Thánh Thần nói với chúng ta phải đem Lời Chúa ra đi công bố, đi tuyên xưng Danh Chúa Giêsu. Thánh Thần nói với Philipphe và cũng nói với chúng ta: Hãy đứng dậy và đi đến nơi đó! Công cuộc loan báo Tin Mừng không có kiểu ngồi lỳ lại trên chiếc ghế bành. Để công bố Tin Mừng, chúng ta phải đứng lên và đi, phải đi đến nơi Chúa muốn để công bố Lời của Ngài.
Tôi nhớ tới nhiều người nam nữ đã rời quê hương xứ sở, rời xa gia đình, để đi đến các miền đất xa xôi, để mang Lời Chúa đến cho con người nơi ấy. Nhiều người trong số các vị không được chuẩn bị cần thiết về thể chất, và thế nên, các vị không đủ sức kháng lại các căn bệnh của những vùng đất xa lạ. Nhiều người trong số các vị đã chết trẻ hoặc chịu tử đạo. Đó là những con người đã tử đạo trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Không phải là lý thuyết, nhưng là tương quan giữa người với người
Không có một điều tựa như gọi là lãnh vực hay mảng Phúc Âm hóa, nhưng cần tìm cách tiếp cận thực tế. Cần tiếp cận trực tiếp để nhìn xem điều gì đang diễn ra, và bắt đầu với những hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là với những lý thuyết này nọ.
Không thể loan báo Tin Mừng bằng những lý thuyết. Loan báo Tin Mừng là công cuộc diễn ra trong tương quan giữa những con người. Và điều này phải bắt đầu với từng hoàn cảnh sống cụ thể chứ không phải với lý thuyết. Cần tuyên xưng Chúa Giêsu, với sự thúc đẩy của Thánh Thần và can đảm ra đi làm phép rửa. Ra đi, đi mãi, đi mãi, cho đến khi mọi sự hoàn tất theo ý Chúa muốn. Cuộc loan báo Tin Mừng là như thế. Đó là điều then chốt người Kitô chúng ta cần làm. Chúng ta phải truyền giáo bằng chính đời sống của mình, và sau đó là với lời nói làm chứng. Chúng ta cần đứng dậy ra đi, cần biết lắng nghe và đến gần mọi người, bắt đầu từ những tình huống cụ thể.
Phương pháp này thật đơn giản, nhưng đây chính là phương pháp của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng, luôn luôn lên đường, luôn luôn gần gũi mọi người, luôn bắt đầu từ những tình huống cụ thể, rất cụ thể. Chỉ có thể loan báo Tin Mừng với ba thái độ vừa nói với sức mạnh với sự tác động của Chúa Thánh Thần. Bởi vì, nếu không có sự tác động của Thần Khí Thiên Chúa, thì chẳng có chi hoạt động. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thôi thúc chúng ta đứng dậy ra đi, giúp chúng ta có khả năng lắng nghe, và cho chúng ta biết bắt đầu từ các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống.

Tứ Quyết SJ 
GPKONTUM (21/04/2018) KONTUM

CHÚA PHỤC SINH BAN BÌNH AN

CHÚA PHỤC SINH BAN BÌNH AN
Mùa Phục Sinh Chúa Nhật 2 Năm B.   
Cv 4, 32-35; 1Ga 5, 1-6; Ga 20,19-31
Kính lòng thương xót của Thiên Chúa


Như một người từ nơi xa trở về, Đức Giêsu từ trong cõi chết sống lại, sau khi phục sinh, ra khỏi mồ, Người liền đến viếng thăm và ủy lạo các môn đệ “Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần”.  Đức Giêsu biết các ông đang ở trong tình trạng bấn loạn, hoang mang và khủng hoảng vì cái chết của Người, họ  mất đi thế dựa lưng, bị đối phương đe dọa, kẻ thù đã đóng đinh Thầy thì rất có thể giết luôn cả đồ đệ.  Co rúm lại vì sợ hãi, đóng kín cửa không dám xuất đầu lộ diện, đó là trải nghiệm của các tông đồ sau ngày Đức Giêsu chết.  Bất ngờ, Người xuất hiện, đứng giữa họ và phân phát quà tặng phục sinh, đó là sự bình an: “Bình an cho anh em”(x. Bài Tin Mừng. Ga 20,19-31).  Ba lần Đức Giêsu phục sinh lặp lại lời ban bình an. 
Bình an đặc biệt này không phải là sản phẩm của việc chấm dứt chiến tranh hay hưu chiếm, không phải là kết quả của chủ nghĩa “muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh”, của hòang đế Xêda, La-mã, cũng không phải là tổng kết của bàn hội nghị quốc tế, nhưng là chiến lợi phẩm của cuộc vượt qua từ cõi chết sang sự sống của Đức Giêsu Kitô phục sinh, bình an đó là ơn Cứu Độ.  “Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27).  Thế gian chỉ ban tặng những gì là vật chất, còn bình an của Chúa phục sinh là sự sống đời đời. 
Bình an là sự giao hòa giữa con người với Thiên Chúa nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô.  Cánh cửa giữa trời và đất được mở ra và không bao giờ bị đóng lại.  Sự bình an một khi đã được đón nhận, làm cho người Kitô hữu khả thể thẩm định vật chất, đánh giá nhẹ của cải, sống thành cộng đòan, đặt mọi sự làm của chung dưới sự hướng dẫn của các tông đồ (x. Bài Đọc 1. Cv 4, 32-35).  Người Kitô hữu một khi tin vào Chúa Kitô phục sinh, mắt họ hướng về trời cao, họ có cái nhìn vượt lên trên vật chất, định vị vật chất theo giá trị giới hạn của nó, đồng thời họ vun trồng đời sống cộng đoàn yêu thương và bình an, họ như bước vào một đời sống mới nơi bình an và Thánh Thần ngự trị.
Sự bình an được trao ban cùng với ơn Thánh Thần, ở đâu có Thần khí ở đó có sự bình an, sự bình an là ân huệ, là hiệu năng của Thánh Thần, mà cử chỉ trao ban là thổi hơi trên các môn đệ.  Một cử chỉ quen thuộc kinh điển nhắc lại việc Thiên Chúa tạo dựng (x. Sách Sáng Thế 2, 7). Lễ Phục sinh đúng là cuộc Tạo Dựng Mới.  Chắc chắn có một số người trong nhóm môn đệ còn vương vấn hòai nghi: không biết Đấng hiện ra có phải là Đấng đã chịu chết trên thập giá chiều Thứ Sáu Thánh không?  Hai đấng là một nhân vật hay hai vị khác nhau ?  Các lỗ đinh ở tay và vết đâm ở cạnh sườn được trình ra, xác nhận tính duy nhất của con người phục sinh và con người bị đánh bầm dập hôm Thứ Sáu trên đồi Can-vê là Một,  Chúa Kitô lịch sử và Chúa Kitô phục sinh là Một.  Như vậy cho thấy có tính liên tục giữa Chúa của Thứ Sáu Thánh và Chúa của ngày phục sinh, yếu tố quan trọng nầy giúp xác định Đức Giêsu Kitô đã sống lại thật!
Được cứu độ, tức được lãnh nhận ơn bình an, được lãnh nhận Thần khí và quyền tha tội, các môn đệ được Chúa phục sinh sai đi thi hành sứ mệnh truyền giáo như sứ mệnh của chính Ngài: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (c. 21), hai cuộc sai đi có cùng một nền tảng sâu xa là Chúa Cha.  Sứ mệnh của môn đệ là tiếp nối sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô, một sứ mệnh cao cả.  Vấn đề của Tôma cứng tin, ông không chấp nhận lời chứng của cộng đòan, ông nại đến trực quan khoa học cho rằng cái không thấy được thì không đáng tin, ông chỉ tin những gì thấy được.  Việc này được chính Đức Giêsu Kitô phục sinh hạ cố giải quyết, Người cho ông xem dấu đinh nơi tay chân và cạnh sườn và Tôma cuối cùng đã tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa tôi” (c. 28).  Nhân đó Đức Giêsu Kitô phục sinh mở rộng tầm nhìn về mối phúc cho người tin mà không thấy: “Phúc thay những người không thấy mà tin”, trong số đó có chúng ta.
 Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, con tin thật Chúa là duy nhất trên trần gian đã từ cõi chết sống lại để ban cho nhân lọai sự sống đời đời.  Xin hãy củng cố đức tin yếu đuối của con. Amen Allêluia
Lm. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN –  GP. KONTUM
Ad gentes KT- 09/04/2018

Đức Hoàng Phanxicô – Thánh Lễ Ngày Lễ Phục Sinh 2018-04-01

Đức Hoàng Phanxicô – Thánh lễ ngày lễ Phục Sinh 2018-04-01




                                                                                       NGUỒN: Vietvatican.net
                                                                                    Ad gentes KT - 02/04/2018

Thông điệp Phục Sinh và Phép lành “Urbi et Orbi”

Vatican 2018: Lễ Phục Sinh, Thông điệp Phục Sinh và Phép lành “Urbi et Orbi”
Chúa Nhật lúc ngày 01.04.2018, Đức Thánh Cha Phanxicô
ban Phép lành Toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới.



                                                                                                              NGUỒN: Vietvaticam.net
GPKONTUM (01/04/2018) KONTUM

Đầy Tràn Ân Sủng, Bình An Và Sự Thật Của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Đã Chiến Thắng Thần Chết, Khải Hoàn Hiển Vinh!

CHÚA NHẬT PHỤC SINH – MỪNG CHÚA SỐNG LẠI (Năm B – Mc 16,1-8)
01.4.2018
Hân Hoan Mừng Lễ Chúa Phục Sinh 2018:
đầy tràn ân sủng, bình an và sự thật của Chúa Giê-su Ki-tô,
Đấng đã chiến thắng Thần Chết, Khải Hoàn Hiển Vinh!


          
NGUỒN: MRM Truyenthong
Chia sẻ Lời Chúa:
Lm. Phao-lô Lưu Quang Bảo Vinh, C.Ss.R
GPKONTUM (31/03/2018) KONTUM