THÁNH LỄ BỔ NHIỆM BAN CHẤP HÀNH



Sáng ngày 30.10. 2014 các huynh trưởng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đến từ nhiều giáo xứ trong Giáo phận có mặt tại giáo xứ Châu Khê. Trước khi bước vào thánh lễ và nghi thức trao ủy nhiệm thư, các huynh trưởng có cuộc gặp gỡ trao đổi thân tình.
Với kinh Chúa Thánh Thần tất cả bắt đầu thánh lễ. Trong bài giảng Cha Tuyên úy nhấn mạnh hình ảnh đền thờ Giêrusalem. Giêrusalem là trung  tâm thương mại, chính trị, kinh tế, văn hóa nhưng lại là nơi giết hại các ngôn sứ, lời Chúa Giêsu trong tin mừng như là than trách Giêrusalem. Cha liên hệ hình ảnh đền thờ Giêrusalem với đền thề của mỗi người đang hiện diện trong thánh lễ, cách riêng là các huynh trưởng, những người có vai trò lãnh đạo. Cha nói: “Lời Chúa ngày hôm nay đã cảnh cáo, khuyên nhủ, nhắc nhở cho từng người, vậy các huynh trưởng hãy chăm lo cho đền thờ của mình thật tốt để có thể chăm lo cho các em là những mầm non Chúa giao”. Các em trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể như những tờ giấy trắng tinh tuyền vô tì tích, các huynh trưởng hãy viết lên đó lòng yêu thương sâu xa, lòng vị tha bất tận,...để các em trở nên những mầm non tốt, để đền thờ đó sống mầm sống của Chúa, sống tình yêu của Chúa không những trong năm Tân Phúc Âm Hóa những suốt cả cuộc đời. Kết thúc bài giảng Cha Tuyên úy nhắc lại lời của Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Êphêsô: Các huynh trưởng hãy trang bị cho mình bằng sức mạnh của Thiên Chúa, lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi dày là lòng hăng say loan báo Tin Mừng Bình An, luôn cầm khiên mộc là Đức Tin như vậy ta có thể dập tắt tên lửa của ác thần.
Trong nghi thức trao ủy nhiệm thư, Cha tuyên úy nói đến quyền để phục vụ, ngài nói: “Quyền để phục vụ là quyền để nhờ người này người kia, chứ không phải quyền để sai khiến, nếu như dùng quyền để tôn mình lên điều đó trái với tinh thần của Thầy Chí Thánh. Ai muốn làm đầu thì hãy hầu thiên hạ”. “Thầy là Thầy là Chúa còn quỳ xuống rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Gn 13,13). Rửa chân là hành động của tôi tớ, tôi tớ của mọi tôi tớ, khiêm nhường là hạ mình xuống người thấp hơn minh mà không hổ thẹn...,để làm được như thế thiết nghĩ, các huynh trưởng cần nhiều ơn Chúa, bởi lẽ sức tự nhiên thì không thể. Cha còn dùng hình ảnh quen thuộc trong đời sống để nhắc nhở các huynh trưởng về thái độ phục vụ, hình ảnh Cha muốn nói chính là “nước”. Nước không chảy lên những nước luôn chảy xuống, nước gặp chướng ngại vật liền rẽ sang hướng khác đi, nhưng đến một lúc nào đó nó có thể chiếm cả thung lũng, và có thể nhấn chìm tất cả, cho nên người lãnh đạo phải khiêm nhường, không tranh giành, không to tiếng, không lợi lộc riêng tư...,những người  như thế được nhiều người tin dùng, vì họ là “nước”. Các huynh trưởng là những mạch nước vọt lên mang lại sức sống cho Thiếu Nhi Thánh Thể. Để có được lòng trung thành phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội các huynh trưởng tuyên thệ: Triệt để chu toàn trách vụ. Truyệt đối thi hành đúng lý trưởng của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể do hội đồng lãnh đạo toàn quốc để ra đồng thời tận dụng quyền hạn và khả năng cho công việc Tông đồ của hội, cách riêng cho giới trẻ.
Sau lời tuyên thệ, các huynh trưởng đã xin Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria giúp luôn trung thành những gì đã tuyên thệ và trở thành những huynh trưởng như lòng Chúa mong ước.
Danh sách ủy viên các ban:
1.     Ban nghiêm huấn: Cha Phaolô Tuyên úy liên đoàn. Cha Gioakim Tuyên úy hiệp đoàn. Cha Giuse Tuyên úy hiệp đoàn Chúa Hiển Linh-Pleiku.
2.     Ban thông tin- báo chí: Tađêô Ngô Tùng (trưởng ban). Giuse Phạm Thế Hùng Cường. Phêrô Đặng Hoàng Anh. Philip B Yưi. Phaolô Hưng.
3.     Ban kỷ thuật: Đaminh Nguyễn Đức Thuận (trưởng ban). Giuse Lê Quang Thành. Micae Nguyễn Hoàng Thạch.
4.     Ban liên lạc: Đaminh Lê Thành Phước (trưởng ban). Bonaventura Lê Thành Nhu. Antôn Lữ Công Bình.
5.     Ban bảo trợ: Chú Hà. Chú Thiêm.
6.     Ban cố vấn: Phaolô Nguyễn Ngọc Sanh.

* Oăn Tù Tì


BA NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ

I. NGUYÊN TẮC TOÀN VẸN ( INTÉGRITÉ ):
Nguyên tắc toàn vẹn được trải ra trong 2 mặt chính yếu:

1.   
TOÀN VẸN VỀ NỘI DUNG DẠY GIÁO LÝ:
Tông Huấn Catechesi Tradendae ( CT 30 ) dặn dò chúng ta 3 điểm quan trọng sau đây về sự toàn vẹn của nội dung Giáo Lý:

§      Lời Đức Tin dứt khoát không được cắt xén, thay đổi, giảm bớt, nhưng phải đầy đủ và toàn vẹn, nghiêm túc và có uy lực. Đứng trước kho tàng Đức Tin của Giáo Hội, không một Giáo Lý Viên chân chính nào được tự ý chọn lựa điều gì họ coi là quan trọng và điều gìø họ cho là không quan trọng, để sau đó dạy điều này mà bỏ không dạy điều kia.

§      Phương pháp và ngôn ngữ Giáo Lý Viên sử dụng phải thật sự là phương tiện để họ truyền đạt trọn vẹn nội dung Giáo Lý, chứ không phải chỉ là một phần của “Lời ban sự sống đời đời”.

§      Việc dạy Giáo Lý không thể xa lạ với chiều kích hiệp nhất và đại kết đối với Giáo Lý của các tôn giáo bạn, nhưng nội dung Giáo Lý sẽ chỉ có tính chất đại đồng nếu dạy rằng: toàn thể chân lý mặc khải và các phương tiện cứu độ vẫn tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.

2.   
TOÀN VẸN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ:
Giáo Lý phải có ảnh hưởng trên toàn diện con người gồm có cả tâm hồn và thể xác, lý trí, tình cảm và các hoạt động, phải chi phối toàn bộ cuộc sống và môi trường sống của con người ( nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên ) như gia đình, học đường, Giáo Xứ, khu phố, làng xóm..., và cũng đồng thời chi phối toàn bộ cuộc đời của họ, chứ không chỉ dừng lại ở những năm tháng theo học Giáo Lý, lãnh nhận các Bí Tích xong rồi là hết chuyện như lâu nay nhiều người vẫn quan niệm !

II. NGUYÊN TẮC THÍCH ỨNG ( ADAPTATION ):

Việc dạy Giáo Lý phải luôn luôn được cân nhắc trong việc soạn thảo nội dung và chương trình, cũng như trong việc lo liệu áp dụng các hình thức và phương pháp để trình bày, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trong khoa Sư Phạm Giáo Lý của Giáo Hội toàn cầu, sao cho thích ứng với 2 mặt sau đây:

1.    
TÂM LÝ CÁC ĐỘ TUỔI:
Vẫn tôn trọng sự toàn vẹn thống nhất của sứ điệp Giáo Lý, nhưng nội dung sẽ lần lượt được dàn trải một cách tiệm tiến, được diễn đạt bằng các hình thức phù hợp với tâm lý của từng độ tuổi các em.

Về cách chia các độ tuổi tâm lý, xin tham khảo thêm phần Tìm Hiểu Tâm Lý Trẻ Em trong Vui Đời Phục Vụ tập 13; phần Giáo Dục Đức Tin Cho Từng Lứa Tuổi trong cuốn Sư Phạm Huấn Giáo của cố Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên; và phần phụ chương 4 Lịch Trình Tiến Triển Tâm Lý trong tập Sư Phạm Huấn Giáo của Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo Phận Sài-gòn.

Ở đây, chúng tôi xin đề nghị một cách chia độ tuổi đặc trưng theo mức độ tham gia vào các đoàn thể tương ứng với Giáo Lý như sau:

§      Lứa tuổi Ấu Nhi ( từ 1 đến 3 tuổi )
§      Lứa tuổi Nhi Đồng ( từ 3 đến 7 tuổi )
§      Lứa tuổi Thiếu Nhi ( từ 7 đến 11 tuổi )
§      Lứa tuổi Thiếu Niên ( từ 11 đến 14 tuổi )
§      Lứa tuổi Kha Niên ( từ 14 đến 18 tuổi )
§      Lứa tuổi Thanh Niên ( từ 18 đến 30 tuổi )
§      Lứa tuổi Tráng Niên ( từ 30 tuổi trở lên )

2.      
HOÀN CẢNH VÀ MÔI TRƯỜNG:
Tùy theo những hoàn cảnh đặc thù của xã hội và thời đại, cũng như tùy theo từng môi trường khác biệt của từng miền, từng vùng, từng Giáo Phận, chương trình và hình thức chuyên chở nội dung Giáo Lý có thể có những uyển chuyển chính đáng.

Địa bàn dân cư toàn tòng hoặc giáo dân ở tản mạn, nội thành hay ngoại thành, tỉnh lỵ hay thôn quê, đồng bằng hay thượng du, người Kinh hay người dân tộc... tất cả đòi hỏi một sự cân nhắc cần thiết để Lời Chúa và Giáo Lý đến được với mọi tầng lớp tín hữu.

III.  NGUYÊN TẮC SỐNG ĐỘNG ( VIVANT ):

Chương trình chung của Ban Giáo Lý một Giáo Phận, một Giáo Xứ, cũng như bầu khí riêng ở từng lớp Giáo Lý phải luôn giữ được tính cách sống động phấn khởi, để việc dạy và học trở thành một niềm vui. Cần phải tránh rơi vào khuôn khổ cứng ngắc, đơn điệu, kém hiệu quả. Dứt khoát không chủ trương “nhồi sọ”, “học vẹt”, “so kè thành tích”, “biểu dương lực lượng” hoặc “qua loa đại khái” cho xong nhiệm vụ... Muốn được như thế, đòi hỏi cả 2 phía cùng song hành, ăn khớp nhịp nhàng với nhau:

§      Về phía người dạy: phải biết cách trình bày chân lý, biết động viên các em khao khát khám phá chân lý.

§      Về phía người học: phải khao khát tiếp cận chân lý, nỗ lực hòa mình tham gia vào việc khám phá chân lý.

IV. KẾT LUẬN:

Trên đây là những nguyên tắc quan trọng để việc dạy Giáo Lý đi đúng đường hướng của Giáo Hội.

Xin các vị Giám Mục, các Linh Mục quản xứ, các Linh phụ trách Ban Giáo Lý cần thường xuyên nhắc nhở, hằng năm nên tổ chức một khóa bồi dưỡng nhiều mặt về Sư Phạm Giáo Lý, trong đó có đề cập lại về các nguyên tắc này, để các Giáo Lý Viên, vốn là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, có thể nắm vững các nguyên tắc, không bỏ sót, không xem nhẹ bất cứ nguyên tắc nào.
NHỮNG BÀI HÁT SINH HOẠT
1. Vòng Tay 2000
        Nào hãy đến đây xiết chặt một vòng tay. Vòng tay hai ngàn vòng tay yêu thương. Vòng tay hai ngàn vòng tay nối kết. Vòng tay có Chúa ở giữa chúng ta.

2. Nhịp Đàn Tuổi Trẻ
        Nhịp đàn ghi-ta vang lên, rộn ràng câu ca hoà thêm. Ô hay ta như trẻ lại, bao nụ cười rạng rỡ thân quen. Nhịp đàn ghi-ta ngân vang, là lòng ta thêm hân hoan. Cất tiếng hát lòng rộn ràng, sức sống tuổi trẻ dâng chứa chan, sức sống mới. Người cùng người, ta nguyện xin xây đời đẹp tươi.
3. Bài Ca Linh Hoạt Viên
        1/ Linh hoạt viên là người thông truyền hy vọng. Linh hoạt viên là cầu nối cho anh em. Linh hoạt viên là người gieo mầm sống. Linh hoạt viên là người khơi lên tin yêu.
        2/  Linh hoạt viên là người có lòng chân thành. Không vì danh lợi tự ái hay kiêu căng. Linh hoạt viên là một con người mới. Khiêm nhường nép mình để anh em vươn lên.
       3/ Linh hoạt viên là một con người năng động. Linh hoạt viên là người lắng nghe anh em. Linh hoạt viên là người luôn hợp tác với hết mọi người để chung xây tương lai.
4. Nụ Cười Làm Quen
        Một cái cười làm quen, xua tan mọi ngăn cách. Hai cái cười kết thân, chúng ta nên bạn hiền. Cười lên đi  a ha a ha. Hoà lời ca vang xa vang xa. Đời thật đáng yêu bạn ơi.                                    

5. Nét Đẹp
        Cuộc đời quanh ta có biết bao là nét đẹp. Là lòng bao dung hy sinh là tình yêu thương. Nét đẹp quanh ta có lúc là một nụ cười, một cái bắt tay một lời hỏi thăm. Bạn ơi xin hãy góp những nét đẹp cho đời. Và biết khám phá hết những nét đẹp trong đời.
6. Xin
       1/ Xin nối rộng vòng tay cho tình yêu thương chất đầy. Xin mở rộng cõi lòng để mình thêm yêu anh em. Xin chớ để tim ghen giận hờn hay nhỏ nhen. Xin hãy để nụ cười rạng ngời trong mắt thân quen.
       2/ Xin hãy ngồi gần nhau cho tình thân luôn ấm nồng. Xin được cùng kết đoàn để mình thêm thân nhau hơn. Xin nhích lại gần hơn để tình ta nở hoa. Xin nhích lại thật gần để tình mãi mãi bao la.
7. Đường Chúa Kitô
       Đường ta đi theo Đức Kitô, con đường sáng, con đường sống, suốt hai mươi thế kỷ là đây. Đường ta đi theo Đức Kitô, con đường mới, con đường bác ái, dẫn đưa ta tới quê thiên đàng.


8. Gọi Bạn
         Xướng : Ơ này anh em ơi !
        Đáp : Ơi !
        Xướng : Ơ này anh (chị) em ơi !
       Đáp : Ơi !
MỘT SỐ TRÒ CHƠI SINH HOẠT

A. Các dạng trò chơi

a. Dạng vận động mạnh
Ví dụ trò chơi : tìm bạn.
 QT  dùng bài hát nào đó chia tập thể thành một vòng tròn. Sau đó dùng băng reo đoàn kết cho kết bạn hai người một, rồi mời người bên phải bước vào trong một bước, tạo thành hai vòng tròn.QT cho các bạn quay vào nhau để nhìn nhau cho kỹ. Sau đó dùng bài hát nào mà vừa hát vừa di chuyển, nhưng hai vòng tròn di chuyển ngược nhau. Khi đang còn hát, QT dùng còi hay hiệu lệnh nào để sau ba bốn hiệu lệnh qui định hai bạn của mình phải tìm lại nhau, nếu không tìm được thì bị xem ra làm sai và bị phạt.
  Trò chơi : Vòng tròn sức mạnh.
QT điều khiển TT thành một vòng tròn. Sau đó cho tay của người này cầm tai của hai người bên cạnh và bắt đầu thực hiện theo lệnh của người điều khiển như : ngồi xuống, đứng lên,quỳ xuống, ngồi xuống…chậm hay nhanh là tuỳ QT. Chỗ nào bị đứt vòng là làm sai và bị phạt.

b. Dạng lý luận.
Cho TT dàn thành vòng tròn, mời một bạn nào đó ra khỏi vòng. QT chỉ định một người nào đó mà tất cả TT đều biết. Sau đó mời người  ấy vào, với 5 câu hỏi, phải tìm cho được người mà QT vừa chỉ định. Khi người ấy hỏi đúng, thì TT trả lời là phải, nếu hỏi sai thì TT trả lời là không. Sau 5 câu, mà người ấy không tìm được thì xem như làm sai. Và trò chơi cứ tiếp tục cho đủ một số người để phạt.

 

B. Một số trò chơi quen thuộc


1. Đấu Gà
Số người chơi : Hai em đại diện cho hai phe.
Cách chơi: Hai em đứng trong vòng tròn đường kính 1,5 m (nhớ chỉ đứng một chân mà thôi). Hai tay nắm để sau lưng . chỉ được dùng đầu vai để đẩy địch thủ ra khỏi vòng. Ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn là coi như bị thua cuộc.

2. Tìm Chiên Lạc
Số người chơi : Ba đội cử ra mỗi đội một người.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi đứng xếp thành vòng tròn. Ba người được cử ra thì : một người làm chủ chiên, một người làm chiên lạc, và một người làm bò. Tất cả đều phải bịt mắt bằng khăn quàng, và chỉ có thể đi lại trong vòng tròn mà thôi. Người điều khiển thổi một tiếng còi thì bắt đầu chơi. Thỉnh thoảng con bò lại kêu “bò” và con chiên lại kêu “be” cho chủ chiên dễ tìm. Khi chủ chạm được chiên thì thắng cuộc, rủi đụng phải bò thì thua. Người ngoài nên giữ yên lặng và trật tự thì cuộc  chơi mới vui.

3 . Thi mặc áo ngược
Số người chơi : Mỗi đội cử ra người (nếu là chơi cả đoàn) hoặc là các đội viên trong một đội chơi với nhau cũng được.
Cách chơi : Người điều khiển ra một hồi còi chuẩn bị, rồi sau một tiếng còi khởi hành là các người chơi phải làm sao cởi rất nhanh chiếc áo mình đang mặc xuôi, rồi mặc ngược lại, cài cúc chỉnh tề. Em nào xong trước và gọn gàng hơn cả thì thắng cuộc.
   Trước khi ra hiệu còi khởi hành thì người điều khiển nên kiểm soát kỹ xem các em chơi có tháo một cúc nào chưa !
              
S
tay
SINH HOẠT

Nội dung :

1.       Một số băng reo



I. BĂNG REO - TIẾNG REO

Băng reo, tiếng reo  là lời nói, lời hát, tiếng động của một tập thể sinh hoạt làm đồng loạt nhịp nhàng. Trước đây băng reo, tiếng reo  còn được gọi là canon (đại bác) vì hình thức lặp đi lặp lại của băng reo như tiếng nổ của súng đại bác được vang và âm xa nhiều lần.
   Trong sinh hoạt, băng reo, tiếng reo  dùng để chào mừng, ngợi khen giải trí, góp vui, làm thay đổi không khí sinh hoạt và có thể chống mệt mỏi cho tập thể đang sinh hoạt.
* Đặc biệt nhất là loại hình băng reo  từ lâu nay không đề cập đến tác giả. Tác giả cũng không bao giờ đặt vấn đề bản quyền và cũng không ai muốn tìm hiểu tác giả vì nó là một loại hình sinh hoạt cộng đồng. Do đó từ một loại băng reo, mọi người có thể tự do biến chế, sáng tạo nhiều kiểu cách khác nhau, tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên để tính vui tươi giải trí của băng reo thành quá trớn, nghịch phá, trêu chọc không mang tính giáo dục (điều thường xảy ra ở băng reo ).
* Băng reo, tiếng reo  thường thấy trong tập thể sinh hoạt mà nhiều người không hiểu là băng reo như : các hiệu lệnh  sinh hoạt tập thể khi người điều khiển hay quản trò (QT) ra lệnh: -NGỒI. Tập thể (TT) hô và làm theo : XUỐNG. Hoặc : - đứng. –lên. Hay: đất ta. –ta ngồi. –trời ta, ta đứng. Trong sân bóng đá, khán giả cùng nhau hô vang những câu, từ, cổ động đội bóng. Đó cũng là hình thức băng reo, tiếng reo…
Sau đây chúng tôi giới thiệu  một số băng reo tiêu biểu được dùng nhiều trong các sinh hoạt tập thể lâu nay.

A. Một số băng reo dân gian

Băng reo 1 : Trống Chiêng
  
Đây là băng reo điển hình  và lâu đời nhất , mang tính dân gian.
QT chia TT ra làm hai nhóm; một nhóm làm trống, khi QT đưa tay đánh xuống thì kêu to: THÙNG. Nhóm kia làm chiêng, hô to: CHENG khi có hiệu lệnh của QT.
   QT làm nháp và điều khiển trống chiêng kêu từ  chậm đến nhanh và ngược lại. Tuỳ tài năng của QT làm cho băng reo hấp dẫn và có thể biến băng reo thành một trò chơi phản ứng nhanh bằng cách dùng tay đánh trống, chiêng nhưng đánh chưa hết tầm đánh để TT kêu sai.

Băng Reo 2 :  Cúng Đình
  
Băng reo này cũng có từ lâu, mang tính dân gian.
   QT chia TT làm hai nhóm và dùng tay điều khiển như băng reo “trống chiêng”. Đánh tay xuống  phía nhóm nào thì nhóm đó kêu to:
   Nhóm 1: Cúng chi? –Nhóm 2: -Cúng đình, cúng đình
   Nhóm 1: Có chi, có chi?   Nhóm 2:–  Có chè, có chè
   Nhóm 1: Bưng…bưng. Nhóm 2:- …Cất,…cất…

B. Các Băng Reo Vỗ Tay, Pháo Tay


Loại băng reo này rất sinh động dùng trong nghi thức đón rước, chào mừng, ngợi khen,…một hình thức thay pháo.
  
Băng reo 3 : Vỗ Tay Theo Nhịp 1-2, 1-2-3
  
QT hướng dẫn vỗ tay như sau: nhịp đầu vỗ hai cái, ngưng một nhịp rồi vỗ tiếp nhịp sau ba cai liền.
   Lần vỗ đầu tập dượt, QT mời TT vừa vỗ vừa đếm số (1,2-1,2,3). Khi tiếng vỗ nhịp nhàng rồi không cần đếm số tiếp. Muốn sinh động QT điều khiển từ chậm đến nhanh dần.

Băng reo 4: Vỗ Tay Theo Nhịp 1-2-3.1-2-3-4-5

   Cách vỗ tay giống như cách vỗ trên nhưng khó hơn vì nhịp vỗ tay dài hơn : nhịp đầu vỗ ba cái liên tiếp, ngưng một nhịp, vỗ tay tiếp năm cái liền.
   Cách vỗ tay theo nhịp có thể sáng tạo nhiều cách rất hay như vỗ tay theo nhịp trống nghi thức…

Băng Reo 5 : Vỗ Tay Theo Cử Động

   QT mời người khác hay chính QT di chuyển bước chân trong vòng tròn; mỗi khi bước chân chạm xuống đất, TT vỗ một cái to. Cứ thế tuỳ theo bước chân nhanh, chậm, tiếng vỗ tay sẽ rộn ràng theo bước chân.

Băng Reo 6 : Vỗ Tay Làm Mưa Nhân Tạo
  
QT cầm một đồ vật (khăn quàng, nón…) để TT chú ý hướng điều khiển nhịp vỗ tay.
QT để vật dưới thấp, TT vỗ tay nhỏ (mưa nhỏ).
QT đưa tay lên cao dần, tiếng vỗ tay lớn dần (mưa to dần).
QT đưa tay cao khỏi đầu quay vòng tròn, vỗ tay to và nhanh (mưa to).
QT phất tay một cái qua một bên, TT vỗ to một tiếng,
QT phất qua bên kia, vỗ to một tiếng khác (mưa rào).
QT phối hợp ba loại mưa (nhỏ, to, rào) thật nhịp hàng và sinh động và chấm dứt bằng một tiếng sấm bằng cách TT hô to: đùng.
   Băng reo vỗ tay làm mưa có một hình thức khác, vỗ từng ngón tay từ ít đến nhiều ngón để làm mưa từ nhỏ đến to.

Băng Reo 7 : Các Băng Reo Ráp Chữ
  
Loại băng reo dùng đễ đón tiếp, khen tặng…
   Dùng các chữ như HOAN HÔ, CHÀO MỪNG, URA…
   QT điều khiển hô to từng chữ một sau đó từng từ một.
   Thí dụ: H-O-A-N-H-Ô, hoan hô, hoan hô.
                    C-H-A-O-huyền Chào,     M-Ư-N-G-huyền Mừng; chào mừng, chào mừng, chào mừng.

Băng Reo 8:  Các Băng Reo Khen Tặng
  
QT mời TT hô to và đồng loạt các câu khen tặng sau:
“Hay, hay thiệt là hay”
-“Hay, hay úi chà hay”
-“Hay quá, hay ghê, hay nhiều, hay dẩu”
  -Khi hô to đến các từ có gạch dưới thì nhấn mạnh và kéo dài làm cho băng reo sinh động hơn.

Băng Reo 9 : Bắn Súng Đại Bác
  
Băng reo này để chào đón, hoan hô, thay đổi không khí, chống mỏi mệt.
   QT mời TT “xuống tấn”, tư thế chuẩn bị, giang hai chân ra,  hơi khom người.
   QT: “Khẩu đại bác thứ nhất chuẩn bị”
   TT: “Sẵn sàng” –(chấp hai tay lại trước mặt làm khẩu súng đại bác).
   QT: “Thiên”. TT: “Thiên”-(đưa hai tay lên cao khỏi đầu).
   QT: “địa”. TT: “địa” –(đưa hai tay chỉ xuống đất).
   QT: “tả”. TT: “Tả” –(đưa hai tay qua bên trái).
   QT: “Hữu”. TT: “Hữu” _(đưa hai tay qua ben phải).
   QT: “Nheo”. TT: “Nheo” –(thu hai tay về trước ngực).
   QT: “Bắn”. TT: “đùng” –(bung hai tay ra phía trước).
   QT tiếp tục điều khiển bắn súng lần thứ hai (khẩu đại bác thứ hai), thứ ba,…

Băng reo 10 : Bắn súng đại bác kiểu Yù (ITALIA)
  
QT mời TT “xuống tấn” (như cách trên).
   QT: “Primica canona” (khẩu đại bác thứ nhất).
   TT: “A” (chấp hai tay đưa ra phía trước làm khẩu súng đại bác).
   QT: “Presto or non presto” (sẵn sàng hay không sẵn sàng).
   TT: “Presto” (thu hai tay về phía trước ngực).
   QT: “Fueno” (bắn).
   TT: “đùng” (bung hai tay ra phía trước).
   QT: tiếp tục điều khiển bắn súng đại bác thứ hai (Secunda canona), súng đại bác thứ ba (Tierca conona)…

Băng reo 11 : Bắn Súng Đại Bác Theo Lời Hát
  
QT: (xướng) “Bồ này bồ, đại bác nó bắn làm sao?”
   TT: (hoạ) “Bồ này bồ, đại bác nó bắn thế này”
-“Cắc, bùm, chéo, chéo, chéo, ầm !”
-“Cắc, bùm, chéo, chéo, chéo, ầm !”
Động tác:
“Cắc”: thu hai tay trước ngực.
“Bùm”: bung hai tay về phía trước.
“Chéo, chéo, chéo”: bung hai tay ba lần
“Ầm”: dang hai tay ra.

Băng reo 12 : “Bắn Súng Đại Bác Phối Hợp”

QT chia TT làm ba nhóm:
-  Nhóm 1 làm tiếng kêu súng bắn: “crắc”
- Nhóm 2 làm tiếng đạn bay; “che..éo
- Nhóm 3 làm tiếng đạn chạm nổ: “du…ùng”
QT điều khiển, làm cử điệu riêng cho mỗi nhóm, nhóm nào thấy cử điệu của nhóm mình thì hô to tiếng của nhóm:
-Súng bắn : co tay phải giật về phía sau.
-Tiếng đạn bay: đưa tay phải lên cao khỏi đầu quay một vòng.
-Tiếng đạn nổ: dang hai tay ra trước mặt.

Băng reo 13 : Bánh Bao

- Băng reo này có từ khoảng thập niên 1960, tiếng hoa.
TT “xuống tấn” và làm theo lời nói và cử chỉ của QT.
QT: (hô to): “thớt đâu”  (đưa bàn tay trái ra trước, ngửa bàn tay ra làm thớt).
TT: (hô to): “thớt đây” (làm giống như QT).
QT: “Dao đâu” (đưa bàn tay phải ra trước cao ngang vai, bàn tay đứng làm dao).
TT: “Dao đây” (làm như QT).
Tất cả đều làm đồng loạt sau khi được hướng dẫn:
“Xắc cái lị là xắc cái lị, là xào,xào, xào” (động tác xắt và xào).
“Púm cái lị là púm cái lị, là pao,pao,pao” (động tác “púm” là ăn, vỗ hai tay vào miệng , “pao” là động tác vỗ hai tay vào bụng.).
“Xắc cái lị là xào, púm cái lị là pao –xắc cái lị là púm cái lị là xao, xiu, pao).
   Động tác tương ứng: “xa, xi, pao” vỗ bụng ba cái.

Băng reo 14 : Làm Thịt Gà
  
QT mời xuống tấn và mời “thớt đâu”, “dao đâu” như băng reo trên,
   Đây là loại băng reo vừa xướng vừa có những cử điệu nhịp nhàng rất hấp dẫn và làm cho buổi sinh hoạt sôi động. Băng reo được biến cải từ băng reo “bánh bao”.
QT hướng dẫn trước, sau đó mời tập thể làm chung, đồng loạt các lời nói và các cử điệu sau:
-“Chặt cái đầu, chặt cái đầu” (tay phải chặt lên tay trái hai lần).
-“Xào, xào, xào” (hai bàn tay ngửa lên, cử động ngang qua lại như xào).
- “Nhúng chút dầu, nhúng chút dầu” (hai bàn tay để đứng, nhúng lên nhúng xuống).
-“Vào, vào,vào” (hai bàn tay đưa vao miệng như ăn).
-“Chặt cái đầu thì xào, nhúng chút dầu thì vào”.
-“Chặt cái đầu, nhúng chút dầu, -xào, vào, nhào”.
Các cử chỉ động tác phù hợp với lời nói, lời nói cuối cùng “nhào” là ngồi xuống.

Băng reo 15: Băng Reo Giải Khát
  
QT mời TT “xuống tấn”, QT xướng và TT hoạ theo các câu sau, có cử điệu.
   QT: “Pepsi cola” – TT:”Ca, ca, ca” (vung tay phải ba lần).
   QT: “Coca cola” –TT: “Cô, cô, cô” (vung tay trái ba lần).
   QT: “Trà đá” –TT: “A” (đưa hai tay lên và nhảy cao).

Băng reo 16 : Tằêng Gô
  
Đây là loại băng reo xướng, hoạ có vào thập niên 1960, rất thành công trong các buổi sinh hoạt và được sáng chế nhiều kiểu cách sau đó.
   QT đặt hai tay lên miệng làm loa, xướng. TT cũng  làm loa và hoạ theo các câu sau:
   “Tằng gô ố ồ”.
   “Kunti là pí kún ná”.
   “ ế à lế”.
   “Malámpa malồ ghê” (Lặp lại băng reo vài lần, khi chấm dứt xướng câu cuối 2, 3 lần nhỏ và chậm để chấm dứt băng reo).

Băng reo 17 : “Bạn Ơi Hãy Làm”
  
Băng reo này là biến thể của băng reo “Tằng gô).
   QT mời TT dùng tay làm loa và hoạ theo lời xướng và cử chỉ của QT:
   “Bạn ơi hãy làm – Làm như thế này bạn nhé – đừng có làm sai. – có khó chi đâu mà sai”.

Băng reo 18 : “Sân Gia Cầm”
  
QT chia TT ra làm ba hoặc bốn nhóm, mỗi nhóm kêu một tiếng kêu của một con gia cầm kêu như gà vịt ngổng…QT dùng tay điều khiển hhay chạy vòng tròn, chạy đến nhóm nào, nhóm đó kêu lên tiếng kêu con thú mình đang đóng vai.
   QT có thể đổi tiếng kêu gia cầm bằng tiếng kêu gia súc như heo, bò, chó…

Băng reo 19 :  “Xe Lửa”
   QT chia TT ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm kêu to một trong 4 chữ A-B-C-K là tiếng kêu của xe lửa đang chạy.
   QT dùng tay điều khiển chỉ tay đến nhóm nào thì nhóm đó kêu lên chữ của mình, kêu liên tục giống như xe lửa chạy.
   QT điều khiển chạy nhanh hoặc chậm tuỳ ý.

Băng reo 20 : “Đốt Pháo”
   Nhiều kiểu đốt pháo bằng miệng rất vui.
Đốt tứng viên pháo: QT mời mọi người đưa tay trái lên, nắm chụm các nhón tay lại tưởng tượng như cầm một viên pháo. Tay mặt đưa cao như cầm cây nhang. QT điều khiển đốt pháo mời TT làm theo, cho nhang chạm pháo kêu to “xì, xì…”.Tung pháo nổ to “đùng”.
Đốt tràng pháo: QT điều khiển đốt pháo miệng theo cử động trên tay QT. Tay phải QT đánh ngang ngực từng cái một, TT kêu to “tạch, tạch, tạch…” làm thành tiếng pháo tiểu. Khi QT  đánh tay lên khỏi đầu thì TT kêu to “đùng” làm tiếng kêu pháo đại.

Băng reo 21 : “Chập Mà Cheng, Cheng Cheng”
  
Đây là băng reo làm động tác đuổi như là hát đuổi.
   QT hướng dẫn TT đọc thuộc câu “chập mà cheng –cheng cheng”. Ngắt khoảng giữa hai chữ cheng một nhịp. Khi làm băng reo  (cũng có thễ xem là một trò chơi phản ứng nhanh) thì đọc câu trên liên tục theo sự điều khiển của QT.
   Khi TT đọc câu nói thì QT bắt đầu làm động tác bằng hai tay. Các động tác như: vỗ đầu, vỗ vai, vuốt má,  vuốt mũi, vỗ tay,…TT vừa đọc câu nói và làm các động tác giống như QT nhưng lưu ý là làm sau QT một động tác.
   Thí dụ: động tác đầu tiên của QT là vỗ đầu, động tác tiếp là vỗ bụng. Khi QT làm động tác đầu (vỗ đầu) thì TT đứng yên. Khi QT chuyển sang làm động tác thứ hai (vỗ bụng) thì TT làm động tác đầu (vỗ đầu). Cứ thế mà làm động tác đuổi nhau.
·        Băng reo trên là băng reo gốc có đầu tiên. Sau này được biến thể nhiều câu khác nhau như : “Làm cho nhanh, nhanh nhanh”. Hoặc làm giống tiếng trống múa Lân: “Cắc tùng cheng, cheng cheng”.
           
C. Các Băng Reo Giáo Lý
 
Băng Reo 1
Quản trò : Thiếu nhi
Tập thể : Không nhung lụa
Quản trò : Thiếu nhi
Tập thể : Hy sinh ( đứng giang hai tay ra, chân trái tréo lên chân phải).
Quản trò : Thiếu nhi.
Tập thể : Hy sinh (đứng nghiêm lại).

Băng Reo 2
Quản trò : Ta vui.
Tập thể : Bên nhau (vỗ tay từng chữ).
Quản trò : Ta sống.
Tập thể : Bên nhau (vỗ hai tay lên đùi).
Quản trò : Ta ấm.
Tập thể : Bên nhau (ngồi xuống).
Quản trò : Ta bỏ hận thù
Tập thể : Bên nhau (đặt hai tay lên vai). 
Quản trò : Ta vui ca Thiên Chúa .
Tập thể : Bên nhau (hát một bài).

Băng Reo 3
Quản trò : Dân  Chúa.
Tập thể : Kiên tâm (hai tay nắm lại dập vào nhau trước mặt)
Quản trò : Với Dân  Chúa.
Tập thể : Không gì khó.
Quản trò : Càng khó.
Tập thể : Càng hay.
Quản trò : Khó để mà,
Tập thể : thắng thắng thắng.

Băng Reo 4
Quản trò : Dạo mát
Tập thể : trên núi cao, 1, 2 (bước tới hai bước).
Quản trò : Chèo thuyền.
Tập thể : Nơi sông dài 1, 2 (hai tay chèo hai bên hai cái).
Quản trò : Phép Chúa.
Tập thể : ôi đẹp xinh, 1, 2 (vỗ tay hai cái ở 1, 2).
  

Băng Reo 5
Quản trò : Hãy tránh xa,
Tập thể : ghen tuông (làm bộ ném một vật)
Quản trò : Hãy tránh xa,
Tập thể : giận hờn (tay xua xua).
Quản trò : Hãy thực hiện,
Tập thể : bác ái, từ bi (từng đôi bắt tay rồi đổi đôi).

Băng Reo 6
Quản trò : Ta đi,
Tập thể : với Chúa.
Quản trò : Ta không,
Tập thể : sợ chi.
Quản trò : ta đi,
Tập thể : với Chúa.
Quản trò : Ta không,
Tập thể : thiếu gì VVV.

Băng Reo 7
Quản trò : Chúa cho,
Tập thể : ba ba (tay phải vỗ miệng).
Quản trò : Chúa cho,
Tập thể : má má (hai tay ôm má).
Quản trò : Chúa cho,
Tập thể : má má ba ba – má ba…
 (chữ ba kéo dài đến khi quản trò phất tay xuống).


Băng Reo 8
Quản trò : Đường lên trời,
Tập thể : quanh co.
Quản trò : Đường lên trời,
Tập thể : ghềnh đá.
Quản trò : Nhưng cố gắng,
Tập thể : sẽ tới nơi.

Băng Reo 9
Quản trò : Giang hai tay đập như chim bay,
Tập thể : làm theo giống Quản trò.
Quản trò : đập hai tay xuống đùi,
Tập thể : hô to về tổ.
Quản trò : làm điệu cõng rác, nhặt hạt…và những động tác hào hứng  (tập thể làm theo và luôn luôn câm. Khi nào quản trò  đập tay xuống đùi, tập thể hô to về tổ).

Băng Reo  10
Quản trò : Em là niềm vui.
Tập thể : của gia đình.
Quản trò : Hy vọng,
Tập thể : của tổ quốc.
Quản trò : Tương lai,
Tập thể : của Giáo Hội.
Quản trò : Các em là mầm non,
Tập thể : của gia đình, tổ quốc và Giáo Hội.


Băng Reo 11
Quản trò : Gia kêu,
Tập thể : lùn (nhún người xuống).
Quản trò : Gia kêu,
Tập thể : lùn (nhún sâu hơn).
Quản trò : Chúa chữa,
Tập thể : a a (đồng thời nhảy tung mình lên tay cũng vươn lên theo).

Băng Reo 12
Quản trò : Hoa kia,
Tập thể : không may dệt.
Quản trò : Chim kia,
Tập thể : không tích trữ.
Quản trò : Nhưng Chúa cho,
Tập thể : xinh đẹp.
Quản trò : Nhưng Chúa cho,
Tập thể : no đủ.
Quản trò : Chúa an bài,
Tập thể : vạn vật Amen.

Băng Reo 13
Quản trò : Trăng bạc,
Tập thể : ê ô.
Quản trò : Trăng ngà,
Tập thể : ô ê.
Quản trò : Trăng sao,
Tập thể : ê ô.
Quản trò : Trăng thanh,
Tập thể : ô ê, ê ô…

Băng Reo 14
Quản trò : Ai vui vẻ?
Tập thể : em.
Quản trò : Ai lịch sự?
Tập thể : em.
Quản trò : Ai ngoan ngoãn?
Tập thể : em.
Quản trò : Ai vui vẻ lịch sự ngoan ngoãn?
Tập thể : tất cả chúng ta, ah.

Băng Reo 15
Quản trò : Đồng lúa,
Tập thể : bao la.
Quản trò : Đồng lúa,
Tập thể : xanh tươi.
Quản trò : Đồng lúa,
Tập thể : chín vàng.
Quản trò : Ta về,
Tập thể : gặt lúa (hô lớn : Bỏ vào kho).

Băng Reo 16
Quản trò : Cầm chiếc gậy chỉ theo hướng nào,
Tập thể : chạy về hướng đó.
Quản trò : đẩy gậy xuống,
Tập thể : nhảy theo.
Quản trò : kìa quân địch,
Tập thể : cúi mình chạy.
Quản trò : qua Biển Đỏ,
Tập thể : tạ ơn Chúa.

Băng Reo 17
Quản trò : Dân ta đâu ?
Tập thể : đây.
Quản trò : Theo ai ?
Tập thể : Giavê.
Quản trò : Băng rừng,
Tập thể : băng rừng (dậm chân phải rồi dậm chân trái).
Quản trò : vượt núi,
Tập thể : vượt núi (vổ tay hai cái).
Quản trò : Về Đất Hứa,
Tập thể : nở hoa (đưa hai tay lên trời và tung).

Băng Reo 18
Quản trò : Ma quỷ,
Tập thể : cha gian dối (đá chân phải một cái).
Quản trò : Ma quỷ,
Tập thể : mẹ điêu ngoa (đá chân trái một cái).
Quản trò : Ma quỷ,
Tập thể : trong Hoả Ngục (nghiêng về bên trái).
Quản trò : thật thà,
Tập thể : con Thiên Chúa (đứng ngay người).


Băng Reo 19
Quản trò : Chúa thươnh ai ?
Tập thể : thương anh (chỉ bên phải).
Quản trò : Chúa thương ai ?
Tập thể : thương chị (chỉ bên trái).
Quản trò : Chúa thương ai ?
Tập thể : thương em (vỗ hai tay vào ngực mình).
Quản trò : Chúa thương ai ?
Tập thể : thương tất cả chúng ta, ah (dằn mạnh từng tiếng).

Băng Reo 20
Quản trò : Ba-al,
Tập thể : không thờ (lắc đầu hai tay vẫy như từ chối).
Quản trò : vì là thần,
Tập thể : lương dân (đứng chống nạnh).
Quản trò : nhưng ta thờ,
Tập thể : Giavê (hai tay chắp lại và cúi đầu xuống).

Băng Reo 21
Quản trò : Chúa ở đâu ?
Tập thể : trong tâm hồn (hai tay đặt vào ngực).
Quản trò : Chúa ở đâu ?
Tập thể : trong lương tâm (hai tay đặt lên đầu).
Quản trò : ở đâu nữa ?
Tập thể : giữa chúng ta (chỉ tay phải vào giữa).
Quản trò : và giữa bầu trời,
Tập thể : hô to chúc tụng Người (ném khăn hoặc mũ nón lên trời).

Băng Reo 22
Quản trò : Ếch,
Tập thể : ộp ộp.
Quản trò : Cào chào,
Tập thể : bay như cào cào.
Quản trò : Muỗi,
Tập thể : o  o. (tay chỉ lung tung theo điều khiển).
Quản trò : đập đũi,
Tập thể : đập theo và hô “mày chết”.
Quản trò : hình phạt cuối cùng,
Tập thể : nằm lăn ra như chết.
Quản trò : Ai Cập,
Tập thể : đại bại (hô thật lớn rồi hát bài Thập nạn).

Băng Reo 23
Quản trò : Em ước là,
Tập thể : mây trời (hai tay để lên đầu).
Quản trò : Em ước là,
Tập thể : Sao mai (hai tay chỉ thẳng lên trời).
Quản trò : để che mát,
Tập thể : cuộc đời (giang tay ra).
Quản trò : để soi sáng,
Tập thể : trần gian (dậm chân phải một cái rồi chân trái một cái).

Băng Reo 24
Quản trò : Ai theo Chúa ?
Tập thể : thiếu nhi.
Quản trò : thì hãy vác,
Tập thể : thập giá.
Quản trò : thiếu nhi vác thập giá,
Tập thể : theo Chúa.

Băng Reo 25
   Đứng vòng tròn
Quản trò : Tôi muốn yêu,
Tập thể : Chúa (vung hai tay từ phải sang trái)
Quản trò : hết tâm,
Tập thể : hồn (vung hai tay từ trái sang phải).
Quản trò : hết trí,
Tập thể : khôn (nhẩy lên và ngồi xuống).

Băng Reo 26
Quản trò : Kìa con muỗi,
Tập thể : o, o, o, nhìn theo tay quản trò.
Quản trò : chỉ tay vòng quanh  như theo đường con muỗi bay, nếu quản trò đập vào đâu thì tập thể phải đập tay vào đó và hô lớn mày chết.

Băng Reo 27
Quản trò : Ai đang ngồi ?
Tập thể : trong tối tăm( ngồi bịt mắt).
Quản trò : Các bạn hãy?
Tập thể : hướng tâm lên (đứng lên).
Quản trò : Ai u sầu ?
Tập thể : hay thất vọng (cúi đầu tay buông thõng).
Quản trò : Các bạn hãy,
Tập thể : ngước nhìn lên (đứng nhìn lên).

Băng Reo 28
Quản trò : Phúc cho người,
Tập thể : trong sạch (hai tay để trên ngực).
Quản trò : Phúc cho người,
Tập thể : bác ái (từng đôi bắt tay nhau).
Quản trò : Phúc cho ai,
Tập thể : thuận hoà (đổi đôi bắt tay nhau).
Quản trò : vì họ là,
Tập thể : con Thiên Chúa (dằn từng chữ).

Băng Reo 29
Quản trò : Sống trên đời,
Tập thể : phải có bạn.
Quản trò : không có bạn,
Tập thể : buồn chết đi.
Quản trò : nhưng phải chọn,
Tập thể : bạn tốt, bạn tốt, bạn tốt.

Băng Reo 30
Quản trò : Chúng ta là,
Tập thể : anh em (chỉ hai tay sang bên phải).
Quản trò : Chúng ta là,
Tập thể : chị em (chỉ hai tay sang bên trái).
Quản trò : Chúng ta là,
Tập thể : bà con (vỗ tay hai cái).
Quản trò : chúng ta là anh chị em bà con,
Tập thể : một Cha (hai tay chỉ ra trước mặt),
       Trên trời (hai tay chỉ lên trời).

Băng Reo 31
Quản trò : Đuốc sáng
Tập thể : soi muôn dân (giơ tay lên như cầm đuốc xoay quanh nhìn một vòng).
Quản trò : Muối ướp
Tập thể : các tâm hồn (tay úp vào ngực).
Quản trò : nếu muối nhạt,
Tập thể : vô ích vô ích (đạp mạnh xuống đất).

Băng Reo 32
Quản trò : Tôi mang,
Tập thể : Đức Kitô (hai tay chỉ vào mình).
Quản trò : Anh mang ,
Tập thể : Đức Kitô (đưa hai tay sang người bên phải).
Quản trò : Em mang,
Tập thể : Đức Kitô (hai tay trên vai người bên trái).
Quản trò : thế thì ta mang danh,
Tập thể : Đức Kitô (hai tay giang ra như Thánh Giá).



Băng Reo 33
Quản trò : Ao ta,
Tập thể : ta tắm.
Quản trò : Nhà ta,
Tập thể : ta xây.
Quản trò : Ruộng ta,
Tập thể : ta cày (hô lớn : vui).

Băng Reo 34
Quản trò : Bác ái,
Tập thể : tình thương.
Quản trò : yêu người,
Tập thể : mến Chúa.
Quản trò : giới răn,
Tập thể : trọng đại (Ah…).

Băng Reo 35
Quản trò : Con má,
Tập thể : ngoan.
Quản trò : Con má,
Tập thể : chăm.
Quản trò : Con má,
Tập thể : vâng lời (hô lớn : vui).

Băng Reo 36
Chia làm hai nhóm A,B.
A : Cục cú cu cu,
A+B : Tôi không biết (đấm tay phải ra trước).
B : Cồ cố cô cồ,
A+B : Tôi không biết (như trên mà đổi tay).
A : Ồ ố ô ồ,
A+B : Tôi không biết (đấm hai tay lên trời).
B : Ò ó o ò,
A+B : Con con chối Thầy (đứng yên hai tay ôm mặt).

Băng Reo 37
Quản trò : Thiên hạ thấy,
Tập thể : một hai (vỗ tay ở chữ một hai).
Quản trò : Môn đệ Chúa,
Tập thể : Một hai (giậm chân phải hai cái).
Quản trò : Yêu thương nhau,
Tập thể : Một hai (giậm chân trái hai cái).
Quản trò : Thiên hạ thấy môn đệ Chúa yêu thương nhau,
Tập thể : một hai hai một (vỗ tay hai cai giậm chân hai cái).

Băng Reo 38
Quản trò : Ai tin,
Tập thể : sẽ sống (nhảy vào một bước).
Quản trò : Không tin,
Tập thể : sẽ chết (ngồi xuống gục mặt nhảy ra).
Quản trò : Tin không?
Tập thể : con xin tin Ah (đứng phắt dậy, giơ tay cao ở chữ ah).

Băng Reo 39
Quản trò : Lửa gia đình êm ấm,
Tập thể : A, chúng ta nhóm lửa.
Quản trò : Lửa bom đạn oán thù,
Tập thể : Ồ chúng ta dập lửa.
Quản trò : Lửa thiêng Thánh Thể,
Tập thể : hoan hô hoan hô.

Băng Reo 40
Quản trò : Một cây,
Tập thể : làm chẳng nên non.
Quản trò : Ba cây chụm lại,
Tập thể : thành hòn núi cao.
Quản trò : Thiếu nhi,
Tập thể : đoàn kết.

Băng Reo 41
Lửa mang nhiều ý nghĩa, đốt cháy, soi sáng, sưởi ấm, với thiếu nhi Thánh Thể lửa nói lên tình yêu với Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn mọi sự.
Quản trò : Lửa tình yêu núng nấu,
Tập thể : a, chúng ta nhóm lửa.
Quản trò : Lửa chiến tranh căm thù,
Tập thể : ô, chúng ta dập lửa.
Quản trò : Lửa gia đình êm ấm,
Tập thể : chúng ta nhóm lên.
Quản trò : Lửa bom đạn oán thù,
Tập thể : ồ chúng ta dập lửa.
Quản trò : Lửa thiêng Thánh Thể,
Tập thể : hoan hô hoan hô.

Băng Reo 42
Quản trò : Con chim,
Tập thể : có tổ (hai tay chụm lại như tổ chim đưa lên đầu).
Quản trò : Con cáo,

Tập thể : có hang (tay khum xuống đất như cài hang).