* Truyền tin - Mật thư




1.  Dẫn nhập
Morse: Là tên của một người Mỹ (Samuel Simpypruse Morse) vào năm 1837 đã phát minh ra một dạng, một bộ biệt mã về chấm và gạch theo vần Alphabe, khi mở ngắt dòng điện sẽ gây lên những tín hiệu “tíc te”, xếp các tín hiệu này với nhau chúng ta được một bản tin hoàn chỉnh.
Phương tiện để phát tín hiệu Morse: Ta có thể dùng các phương tiện: còi, đèn, cờ, khói... Nói tóm lại, có thể dùng bất cứ phương tiện gì để thể hiện được tín hiệu ngắn - dài của hệ thống Morse.
Cách viết, ghi nhận lại tín hiệu Morse: Ta dùng bất cứ ký hiệu nào để thể hiện được tiếng phát tíc - te của Morse nghĩa là một âm phát dài, một âm phát ngắn. Ví dụ: Tiếng Te (dài); Tiếng Tíc (ngắn).

2.  Hướng dẫn chung
Khi thổi “tic”, các bạn phải nhả lưỡi ra và đậy lại ngay. Động tác này phải xảy ra thật nhanh, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng “tic” thật đanh và gọn.
Khi thổi “te”, các bạn nhả lưỡi ra lâu hơn rồi đậy lại. Động tác này thông thả, làm cho người nghe thấy rõ được tiếng “te” dài hơn tiếng “tic”.
Các bước thực hiện phát một bản tin Morse gồm:
·           Chuẩn bị: thổi một hồi “te” thật dài (-).
·           Sau đó, chúng ta thổi NW vài lần liên tục để người nghe chuẩn bị giấy bút nhận bản tin.
·           Tùy trình độ của trại viên mà ta phát bản tin nhanh hay chậm, có thể phát lại bản tin lần thứ 2 hay thứ 3.
·           Kết thúc bản tin, chúng ta thổi AR nhiều lần.
3. Bảng Morse
 




















truongdinhi_Attachments_morse_thapAutosave_875670731
QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN
AA =                                                OO = Ô
EE = Ê                                                DD = Đ
AW = Ă                                              UW = Ư
     OW = Ơ                                              UOW = ƯƠ
CÁC DẤU
Dấu sắc thay bằng chữ S – Dấu huyền (F).
Dấu hỏi (R) – Dấu ngã (X) – Dấu nặng (J).


1. Dẫn nhập
Semaphore không dùng tín hiệu âm thanh như Morse nhưng dùng hình ảnh để truyền bản tin. Khi truyền bản tin bằng Semaphore, người ta sử dụng cờ hình vuông với 2 màu cơ bản là trắng và đỏ. Tùy vào khoảng cách xa hay gần khi truyền tin mà người ta sử dụng loại cờ lớn hay nhỏ.
Cờ Semaphore

co+semaphore
2. Cách học Sémaphore
 Mỗi mẫu tự Sémaphore được cấu tạo bằng cách đặt hai cờ theo một góc nào đó mà quốc tế đã quy định sẵn. Các chữ được xếp theo vòng.
Vòng thứ 1: A . B . C . D . E . F . G  (vòng 1 chỉ đánh một cánh tay).


Vòng thứ 2: H . I . K . L . M . N (vòng 2 tay trụ đặt ở vị trí chữ A).
Vòng thứ 3: O . P . Q . R . S (vòng 3 tay trụ đặt ở vị trí chữ B).
Vòng thứ 4: T . U . Y . Xóa chữ (vòng 4 tay trụ đặt ở vị trí chữ C).


Vòng thứ 5: Báo số. J . V (vòng 5 tay trụ đặt ở vị trí chữ D).

Vòng thứ 6: W . X (
vòng 6 tay trụ đặt ở vị trí chữ E).


Vòng thứ 7: Z.
Đối với trường hợp đánh số, ta báo số và đánh từ A => I để thay thế cho 1 => 9, J = 10.
3. Cách đánh Sémaphore
a.       Đánh số: A tương ứng số 1, B (2), C (3), D (4), E (5), F (6), G (7), H (8), I (9).
b.      Chuẩn bị: ta đánh chéo 2 cờ hình số 8 từ dưới lên trên và ngược lại vài lần, để người nhận chú ý và chuẩn bị nhận bản tin.
c.       Sau đó, ta phát bản tin như bình thường. Khi đánh các bạn đánh liên tục không gián đoạn giữa các chữ cái.
 Đối với các mẫu tự đơn (tức chỉ sử dụng một tay để phát) thì tay còn lại phải khép sát và song song với đùi. Sau khi kết thúc một chữ  trong bản tin, ta gập 2 chéo cờ trước đùi (nghỉ khoảng tử 2-3 giây), rồi phát chữ tiếp theo.
Thí dụ: Để truyền chữ  TRẠI (TRAIJ) ta đánh từ vị trí T chuyển ngay sang R, A, I, J rồi bắt chéo cờ trước mặt.
d.      Khi đánh sai bản tin bạn làm như con bướm để  thông báo là mình đánh sai. Tiếp tục, nếu sai 1 chữ cái bạn đánh 3 chữ E liên tục sau đó đáng lại chữ cái vừa sai. Nếu bạn sai trầm trọng quá rồi thì đánh chữ ngược với Lđể  xóa toàn bộ nội dung bản tin vừa đánh.
e.           Kết thúc bản tin, ta cũng đánh chéo cờ hình số 8 giống như khi chuẩn bị phát bản tin.





I. KHÁI NIỆM

Mật thư là một bản thông tin được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc các ký hiệu thông thường mà người gửi và người nhận đã thỏa thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi.
Các ký hiệu gọi chung là mật mã. Người nhận muốn biết nội dung trong bản tin thì phải trải qua quá trình giải mã. Làm sao có thể khám phá (giải mã) được? Chúng ta phải dựa vào chìa khóa, mà mỗi mật thư có một chìa khóa riêng.
Để dễ dàng giải mã được, người nhận phải thuộc dấu đi đường, các ký tự Morse, các mẫu tự quốc tế và tiếng việt…
Mật thư thường có hai phần:
1.          Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẻ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
2.          Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O
Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là: Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.

II. CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ

  1. Phải hết sức bình tĩnh.
2.      Tự tin nhưng không được chủ quan.
3.      Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.
4.      Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.
5.      Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
6.       Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.

III. THỰC HIỆN MẬT THƯ

Trong bất cứ trò chơi nào ở trại, mật thư vẫn là điều lý thú, vì nó mang nhiều tính bất ngờ, nhanh trí, biến báo, sáng tạo, can đảm, đoàn kết…
    Vì vậy, mật thư trong trò chơi phải được thực hiện một cách có tính toán trước về mục đích, nội dung cũng như hình thức…
     Đối với mọi người trưởng, để thực hiện mật thư trong trò chơi phải lưu ý các điểm sau đây:
Chủ đề:  Phải nắm vững chủ đề trại hoặc buổi chơi. Các trò chơi, nhất là trò chơi lớn, phải xoay quanh chủ đề đó. Vì vậy mật thư không ra ngoài chủ đề này.
Địa thế: Để lên phương án cho một trò chơi lớn và để làm mật thư, phải quan sát đất trại, địa thế chơi và có thể phát họa tiến trình của trò chơi lớn với các trạm, các điểm “gài” mật thư.
Thực hiện: Khi có nội dung của mật thư theo các trạm, ta có thể thực hiện mật thư ngay. Chọn một trong các dạng mật mã, đặt khóa, rồi theo chìa khóa làm mật thư. Làm xong, ta đọc lại, rồi dịch ra để xem có sai thiếu chỗ nào không.
Mật thư được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều vật liệu khác nhau: như lá cây, thân cây, giấy, đất, gạch… Những vật liệu này phải bảo đảm được hình thức và nội dung của mật thư, nếu không, thời gian hoặc thời tiết có thể làm sai lạc mật thư.

IV. GIẤU MẬT THƯ

     Giấu mật thư cũng là một xảo thuật để gây sự bất ngờ cho người chơi. Vì vậy người giấu mật thư phải lưu ý các điểm sau:
Dấu hiệu có mật thư: Để người chơi tìm được mật thư ta phải luôn cho dấu hiệu chỉ dẫn rõ ràng và chính xác, nhất là về khoảng cách và phương hướng của mật thư.
Giấu mật thư: Mật thư được cất giấu dưới rất nhiều hình thức và nhiều vị trí để gây sự can đảm, hoặc óc phán đoán, sáng tạo cũng như tính cách cảnh giác của người chơi, như giấu trong nồi cơm đang nấu, trên chính quần áo mà họ đang mặc, hay trong ổ kiến lửa… Nhưng mật thư phải được cất giấu tại một vị trí cố định và phải có một ám hiệu đặc biệt (hoặc rõ ràng, hoặc lu mờ) để người tìm phải quan sát, phán đoán mới tìm ra, vì tìm kiếm mật thư phải dùng trí hơn dùng sức.
Thí dụ: Mật thư giấu trên cây, ngoài dấu hiệu hướng dẫn khoảng cách và phương hướng, ta phải làm giấu ám hiệu đặc biệt mà người tìm phải lưu ý và tìm mật thư trong khoảng cách giới hạn đó mà thôi. Như ta bẻ một cành lá, hoặc cắt đi một nửa của một số lá của cành bên cạnh cành có mật thư… để làm ám hiệu.
Bảo quản mật thư: Mật thư được giấu ở đâu, hình thức nào cũng phải được bảo quản để không bị sai lạc như phai mờ, rách nát, thất lạc vị trí…

V. TÌM MẬT THƯ

     Bất cứ mật thư nào được cất giấu cũng phải có một dấu hiệu hướng dẫn. Dấu hiệu đó có thể là một hình vẽ hoặc một bản văn. Trước khi tìm mật thư ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác đọc kỹ dấu hiệu: hướng mật thư và khoảng cách mật thư, rồi theo đúng chỉ dẫn, quan sát xem vị trí đó có gì khác thường, đặc biệt không: Có thể có một viên sỏi trong đám cỏ xanh, hoặc một nhúm cỏ bị cụt lá, hoặc một cây cỏ bị nhổ lên khỏi đất… mật thư nằm đâu đó!
      Nhẹ nhàng tìm kiếm cẩn thận, đừng vội vã bới tung vị trí mật thư. Bởi vì mật thư không phải luôn luôn là một tờ giấy được cất giấu ở dưới đất, nhưng có thể là những lá cỏ xếp lại trên đất mà ta đã xóa, hoặc mật thư là một lá cây khô được để khơi khơi trên mặt đất mà ta “vô tình” đã quăng đi mất.
       Ta luôn nhớ: mật thư tìm bằng trí chứ không tìm bằng sức, như thế phải luôn luôn đề cao cảnh giác, lưu ý những dấu hiệu khác thường, đặc biệt. Vì trong trò chơi lớn, tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng.

VI. GIẢI MẬT THƯ

       Tìm được mật thư rồi điều ta, phải đọc, phải hiểu trước tiên là chìa khóa. Chìa khóa, thường là một biểu tượng, hoặc một câu văn ám chỉ đòi hỏi ta phải vận dụng trí phán đoán.
Thí dụ: chìa khóa có vẽ một ngọn lửa đang cháy, đó là mật thư phải hơ lửa mới đọc được bản tin. Hoặc khóa: Cả đội nhảy hết xuống sông, đó là mật thư phải nhúng nước mới đọc được bản tin…
Khi tìm ra khóa, ta đừng khinh thường và chủ quan cho rằng bản tin dễ giải, nhưng cẩn thận dịch mật thư ra một tờ giấy khác, đừng ghi trực tiếp lên mật thư, để khi dịch sai, mật thư vẫn còn sạch sẽ và nguyên vẹn, ta sẽ dịch lại cho chính xác, đồng thời giữ mật thư cùng với bản dịch khi tới trạm.
* Lưu ý: Các mật thư hóa học, khi giải phải đọc cho lẹ và ghi ngay vào sổ, vì các loại mật thư này khi hơ lửa hay nhúng nước, nó sẽ bị tác dụng hóa học, chữ hiện lên rồi biến đi ngay, trừ một số trường hợp.

VII. MỘT SỐ LOẠI MẬT THƯ THÔNG DỤNG

Nguyên tắc
 Người giải đọc bản tin theo kiểu dấu Thánh Giá thường làm (thứ tự: Trên - Dưới - Trái – Phải). Và đương nhiên không có AMEN.
Bản tin
 













Nội dung: HÃY TÌM GẶP TRẠI TRƯỞNG VÀ THƯA RẰNG: ANH HỠI ANH ƠI, KHO TÀNG ANH DẤU NÓ Ở NƠI MÔ? CHO EM BIẾT VỚI.


MẬT MÃ GHÉP CHỮ
Nguyên tắc
Toàn bộ bản tin cũng chính là nội dung của mật thư, nhưng được sắp xếp theo một nguyên tắc nào đó. Các chữ của mật thư loại này được xếp theo hàng – cột, bắt đầu từ chữ được đánh dấu rồi có thể vòng lên, vòng xuống, đi qua, đi lại theo nguyên tắc vẽ một đường đi qua tất cả các chữ sao cho không có chữ nào được lặp lại (chiều mũi tên ví dụ dưới chẳn hạn).
Chìa khoá
*    Cháo nóng lại muốn ăn ngay.
            Quanh đi quẩn lại có ngày được ăn
*    Đừng nôn nóng, từ từ sẽ ra ...
Bản tin
Chúa
*Hãy
Nghiêm
Trang
Đồ
Ô
Lệnh
Đến
Đứng
Dưới
Cả
Uế
Nhận
Núi
Dân
Chân
Tất
Lại,
Để
Sinai,
Toàn
Núi.
Bỏ
Đội
Núi
Lên
Tiến
Từ
Từ
Trưởng
  
  Nội dung: HÃY ĐẾN NÚI SINAI, TOÀN DÂN ĐỨNG NGHIÊM TRANG DƯỚI CHÂN NÚI. BỎ TẤT CẢ ĐỒ Ô UẾ LẠI, ĐỘI TRƯỞNG TỪ TỪ TIẾN LÊN NÚI NHẬN LỆNH.

MẬT MÃ KHÔNG TÊN SỐ 1
Nguyên tắc
Số mẫu tự thêm vào đầu và cuối chữ luôn bằng nhau. Dùng một câu nói hóc búa bao hàm nhiều ý, trong đó chứa khóa mở bản tin.
Chìa khóa: Hai kẻ chầu rìa ta cho đi chơi. (bỏ hai mẫu tự đầu và hai mẫu tự cuối của mỗi chữ).
Bản tin
TIVEEFWO – MITRAIJCS – HKGAAPSTU

Nội dung: VỀ TRẠI GẤP.

MẬT MÃ KHÔNG TÊN SỐ 2
Nguyên tắc
Thành lập như Quốc ngữ điện tín. Viết chữ theo hình trôn ốc trong các ô vuông của tờ giấy tập hay carô theo chiều kim đồng hồ. Dấu hoa thị (*) là nơi bắt đầu nằm ở trung tâm hình trôn ốc. Dùng mẫu tự Z để ngăn chữ. (hoặc không cần ngăn mà để người giải tự ghép chữ).
Chìa khóa
  Ốc bò theo chiều kim đồng hồ.


Bản tin
Z
E
E
R
Z
N
H
Z
D
F
Z
L
E
A
Z
D
E
H
A
E
A
Z
Z
E
*
Y
U
N
Z
S
V
Z
X
F
J
N
P
A
A
G
Z
Z
I
T
Z
R
N
A
B

Nội dung: HÃY VỀ LỀU GẤP ĐỂ NHẬN BẢN TIN.

MẬT MÃ KHÔNG TÊN SỐ 3
Nguyên tắc
 Bản tin là những mẫu tự giả. Các mẫu tự thật tương đương theo quy định của chìa khóa. Ví dụ: A = C thì phải dịch mẫu tự A của bản tin thành mẫu tự C, B của bản tin là D, C của bản tin là E…
Chìa khóa:  Anh cao bằng Em (N = M).
Bản tin
OFFO        OIPXT       SBXOHG        DIVBT
CJFFUK    EEBJY        DBDT             EEBBOHT
UIBOIT    DVBS         OHBJG
Cách giải: N = M
A   B   C   D   E    F   G   H   I   J   K    L   M
Z   A   B   C   D    E   F   G   H  I    J    K     L
N   O   P    Q   R   S   T   U   V   W    X   Y   Z
M  N  O    P   Q   R   S           T   U    V    W            X   Y

Nội dung: NÊN NHỚ RẰNG, CHÚA BIỆT ĐÃI CÁC ĐẤNG THÁNH CỦA NGÀI.

MẬT MÃ LÀN SÓNG
Nguyên tắc
Viết hai hàng đi song đôi. Muốn giải phải đọc theo kiểu “lượn sóng”.
Chìa khóa
(Viết bất cứ câu gì có liên quan đến sóng nước).
Thí dụ:
+ Sông kia còn có kẻ dò.
+ Sóng nước theo làn hơi gợn tí …
Bản tin
Hãy        đi             lấy            gáo                      rửa,     Chúa
Bảo        đến            ăn                        bánh         của          Thiên    Thần
ban        cho          các            ngươi        làm           ẩm       thực
để           cho          các            ngươi        làm        lương   tháng
Nội dung: HÃY ĐẾN LẤY BÁNH MÀ THIÊN CHÚA BAN CHO CÁC NGƯƠI LÀM LƯƠNG THỰC.
MẬT MÃ TỌA ĐỘ CHỮ
Nguyên tắc            (Tương tự mật mã tọa độ số).
Bản tọa độ

b
c
d
e
f
g
t
A
B
C
D
E
F
u
G
H
I
J
K
L
v
M
N
O
P
Q
R
w
S
T
U
V
W
X
x
Y
Z
1
2
3
4
y
5
6
7
8
9
0

Chìa khóa:  tb = A                        xc = Z
                          yg = 0            ye = 8
Bản tin
tetbtbvc                 wctb                            uctbxbwg
wetftftg             tetetbtbwcwb               ucwdwftbwb

Nội dung         DÂN TA HÃY VỀ ĐẤT HỨA.



MẬT MÃ THÚ VẬT XẾP HÀNG
Nguyên tắc           
Mỗi chữ của nội dung được ghép với một con vật. Xếp thứ tự các con vật từ bé đến lớn hoặc ngược lại tùy yêu cầu của chìa khóa và bỏ tên các con vật sẽ là nội dung mật thư.
Chìa khóa           Bé trước lớn sau.
Bản tin
BỒ CÂU PHÁP – KHỦNG LONG TRA – TRÂU BỊ – CHÓ THƯƠNG – KIẾN ÔN – VOI KIỂM – VI KHUẨN HÃY – DÊ CHUẨN – BƯỚM PHƯƠNG – RUỒI TẬP – VỊT CỨU.

Nội dung: HÃY ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP CỨU THƯƠNG CHUẨN BỊ KIỂM TRA .

MẬT MÃ NÓI LÁI
Nguyên tắc            : Bản tin là kiểu nói lái.
Chìa khóa: Chòa khía – Khìa chóa.
Bản tin
ĐỖI MỘI, MỬ CỘT, NGẾN ĐƯỜI, BỈ CHAN, ĐUY HỄ, MẬN NHỆNH, MỆNH LỚI.

Nội dung: MỖI ĐỘI CỬ MỘT NGƯỜI ĐẾN BAN CHỈ HUY ĐỂ NHẬN MỆNH LỆNH MỚI.



MẬT MÃ LÊN NÚI 1
Nguyên tắc           
Loại mật mã này được thành lập bằng cách viết thành hai hàng mẫu tự. Khi dịch, phải đọc theo thứ tự: dưới, trên, dưới….
Chìa khóa
Thí dụ: Một người dưới chân đồi, một người trên đỉnh đồi, đố bạn là gì?

Bản tin

S   G  I   X  U  R  A  S  O   I   C   U   E   N  O   N
Y  N  H  A  C  A  C  C  L   A  J    H  Y   E   M  O

Nội dung:              Ý NGHĨA CỦA CÁC LOẠI CHUYÊN MÔN.


MẬT MÃ Ô CHUỒNG
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R





Bản tin





Nội dung: THIẾU NHI HY SINH.
      (THIEEUS NHI HY SINH).


MẬT MÃ NỐT NHẠC
Nguyên tắc
Thành lập giống mật mã Morse, nhưng thay vì dấu hiệu tíc (·), ta dùng ký hiệu nốt nhạc với quy định:
            + Nốt nhạc trên đường kẻ = tíc (·).
            + Nốt nhạc giữa đường kẻ = tè (-).
       + Phân cách chữ: Gạch dọc (Phách).
       + Dấu nối: Nối các ký hiệu của một mẫu tự.
Bản tin


 





Nội dung: TRỞ VỀ (TROWR VEEF).
MẬT MÃ LÊN NÚI 2
Nguyên tắc
Thành lập giống mật mã nốt nhạc, chỉ khác ở chỗ:
            + Núi thấp = tíc (·).
            + Núi cao = tè (-).


Bản tin
           




Nội dung: THIÊN CHÚA BA NGÔI.

MẬT MÃ NAPOLÉON
Nguyên tắc          
Loại mật mã này có bản tin gồm các nhóm mẫu tự có số mẫu tự của mỗi nhóm bằng nhau. Để giải, ta thường viết các nhóm mẫu tự này thành một tọa độ ngang – dọc (số mẫu tự trong mỗi nhóm là tọa độ dọc, số nhóm mẫu tự là tọa độ ngang = Viết dọc đọc ngang) để đọc.
Chìa khóa:  3/10 = 30 (Dọc 3 ngang 10).
Bản tin
TTH, HOA, ION, ENH, ESS, UUT, SNH, NGE, HFE, ITR.
Cách giải:
T
H
I
E
E
U
S
N
H
I
T
O
O
N
S
U
N
G
F
T
H
A
Nhưng
H
S
T
H
E
E
R
Nội dung: THIẾU NHI TÔN SÙNG THÁNH THỂ.


Nguyên tắc
Xen vào mỗi chữ một mẫu tự vô nghĩa tùy ý.
Chìa khóa:  Em này vô duyên quá! (bỏ M).
Bản tin
DMDMOMIMJM                   NMAMYMFM
VMOMOM                             DMUMYMEMEMNM
QMUMAMSM                       SMUMWMCMSM
Nội dung:   ĐỘI NÀY VÔ DUYÊN QUÁ SỨC.

CÁC MẬT MÃ MỰC VÔ HÌNH
1. Nước trái cây
Cách làm: dùng các loại nước trái cây như: chanh, hành, đào…. Viết lên giấy rồi phơi khô.
Cách giải: hơ bản tin trên Lửa, chữ viết bằng nước chanh sẽ hiện lên màu nâu; hành: màu đen; đào: màu xanh.
2. Nước xà bông
Cách làm: Nước xà bông hòa đặc hoặc dùng một miếng xà phòng viết trực tiếp lên giấy.
Cách giải: nhúng bản tin vào nước.
3. Xáp
Cách làm: dùng xáp viết lên giấy.
Cách giải: hơ bản tin trên Lửa.
    4. Mủ cây xương rồng + nước chanh
Cách làm: trộn cả hai lại rồi viết lên giấy.
Cách giải: úp bản tin lên mặt nước.
5. Nước cơm hay cháo lỏng còn nóng
Cách làm: bôi kín lên mặt giấy rồi dùng bút chì viết nội dung mật thư lên.
Cách giải: dùng Tointure Diodo bôi lên trên, đợi một lúc, nội dung sẽ hiện lên.
6. Phèn chua + nước
Cách làm: lấy 1 cục phèn chua nhúng nước hoặc đánh tan phèn chua trong nước rồi viết lên giấy.
Cách giải: hơ bản tin trên Lửa.
7. Huyết thanh
Cách làm: máu đông đặc, ta thấy có một lớp nước màu vàng trên mặt. Dùng nước ấy viết mật thư.
Cách giải: hơ bản tin trên lửa.
8. Ngũ bột tinh
Cách làm: một vị thuốc có bán tại các tiệm thuốc bắc. Sắc lên, dùng nước thuốc viết lên giấy.
Cách giải: úp bản tin lên mặt nước.
9. Mực calbalt
Cách làm: 100gr nước pha với 2 – 5 gr mực Calblt.
Cách giải: hơ bản tin trên lửa, chữ hiện ra màu xanh da trời. Ngừng hơ lửa, chữ biến mất.
    10. Amoniac + dầu gai
Cách làm: dùng 10 gr Dầu Gai trộn với 200gr Amoniac pha trong một lít nước để viết.
Cách giải: hơ bản tin trên lửa, chữ viết sẽ hiện ra màu xám.