* Chúa Nhật 4 Quanh Năm Năm B

Chúa Nhật 4 Quanh Năm Năm B

Bài Ðọc I: Ðnl 18, 15-20
"Ta sẽ gầy dựng một tiên tri và Ta sẽ đặt lời Ta vào miệng người".
Trích sách Ðệ Nhị Luật.
Môsê nói với dân chúng rằng: "Chúa là Thiên Chúa các ngươi, sẽ gầy dựng giữa các ngươi và giữa những anh em các ngươi, một tiên tri như ta: các ngươi sẽ nghe lời người, như các nguơi đã xin cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi ở Horeb khi có cuộc đại hội, và các ngươi nói rằng: Tôi không muốn nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa tôi nữa, tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại này nữa, kẻo tôi phải chết. Và Chúa phán cùng tôi: sự họ đã nói, là tốt. Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi; Ta sẽ đặt vào miệng người những lời của Ta, người sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta sẽ truyền cho người. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Ta mà người sẽ nói nhân danh Ta, chính Ta sẽ xét xử nó. Nhưng tiên tri nào tự phụ, nhân danh Ta mà nói lời Ta không truyền phải nói, hoặc nhân danh các thần khác mà nói, thì sẽ chết".

* Tiên Tri Daniel

* Thứ Bảy sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Thứ Bảy sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 11, 1-2. 8-19
"Ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng Sáng Lập".
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, đức tin là cốt yếu những thực tại người ta mong đợi, là bằng chứng điều bí ẩn. Vì nhờ đức tin mà các tiền nhân đã nhận được bằng chứng tốt. Nhờ đức tin, Abraham đáp lại tiếng Chúa gọi, để ra đi đến xứ ông sẽ được lãnh làm gia nghiệp, và ông ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đến cư ngụ trong đất Chúa hứa, như trong đất khách quê người, sống trong lều trại, cũng như Isaac, và Giacóp, những kẻ đồng thừa tự cùng một lời hứa. Vì chưng, ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Ðấng sáng lập. Nhờ đức tin mà ngay cả bà Sara son sẻ được sức mang thai, mặc dầu bà đã già, bởi vì bà tin rằng Ðấng đã hứa sẽ trung tín giữ lời. Vì thế, do tự một người, mặc dầu người đó như chết rồi, mà có một dòng dõi đông đúc vô số như sao trên trời và như cát bãi biển.

* Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 22/01-28/01/2015

* Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23/01 – 29/01/2015

* Thay đổi nghi thức trao dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa


VATICAN. Do quyết định của ĐTC Phanxicô, dây Pallium từ nay sẽ được trao cho vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh trong một buổi lễ tại giáo phận thuộc quyền tại vị tại Roma.

Trong thư đề ngày 12-1-2015 gửi đến các vị Sứ thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên thế giới, Đức Ông Guido Marini, Trưởng Ban nghi lễ phụng vụ của Tòa Thánh, đã thông báo quyết định trên đây của ĐTC.

Dây Pallium là dây làm bằng lông chiên màu trắng có 6 hình thánh giá màu đen, biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và sự hiệp thông với ĐTC. Vị TGM đeo dây này ở cổ và vai như vị mục tử nhân lành vác chiên trên vai. Cho đến nay, các vị TGM chính tòa vẫn về Roma để nhận dây Pallium từ ĐTC trong thánh lễ ngài cử hành ngày 29-6, lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, trừ trường hợp ngoại lệ, giây này được vị Đại Diện Tòa Thánh trao trong một buổi lễ tại Giáo Hội địa phương.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 29-1-2015, Đức Ông Guido Marini nói:

* Cái án tử hình bất công của xã hội


Cái án tử hình bất công của xã hội

VRNs (30.01.2015) – Vĩnh Long – Hiện nay trên toàn thế giới cũng còn nhiều quốc gia vẫn duy trì án tử hình như: Mỹ, Indonesia, Singapo, Nhựt Bản, Trung Quốc, Việt Nam …
Riêng Việt Nam hiện nay án tử hình oan sai, bất công đã và đang đe doạ sinh mạng của người dân nghèo, thấp cổ bé miệng từng giờ, từng ngày như tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng làm chấn động lương tâm của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Vừa qua, vào ngày 26.01.2015 có buổi toạ đàm nhằm “xoá bỏ hình phạt tử hình tiến tới xã hội văn minh” tại DCCT Sài Gòn, có sự tham dự của các Chức Sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Quí đại diện các Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, Úc Châu và Liên Âu, Quí tổ chức XHDS.

Là Tôn Giáo Cao Đài trên nền tảng của Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh do

* Thứ Sáu sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Thứ Sáu sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 10, 32-39
"Anh em đừng mất lòng kiên nhẫn".
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, anh em hãy nhớ lại những ngày trước, khi anh em vừa lãnh nhận ánh sáng, anh em đã đương đầu với bao nhiêu trận đau khổ lớn lao. Khi thì anh em bị công khai sỉ nhục và hoạn nạn, khi thì anh em phải liên đới với những kẻ chịu những sự đối xử như thế. Vì chưng, anh em đã cùng chịu số phận của những tù nhân, anh em đã vui mừng chấp nhận người ta tước đoạt của cải, vì anh em biết rằng mình có của cải tốt hơn và bền vững. Vậy anh em đừng bỏ mất lòng tin tưởng của anh em, đáng được thưởng công bội hậu. Anh em cần phải kiên nhẫn, để khi làm tròn thánh ý Chúa, anh em được lãnh nhận điều Chúa hứa. Vì chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa thôi, Ðấng phải đến sẽ đến, và Người sẽ không trì hoãn. "Còn kẻ công chính của Ta thì sống theo đức tin. Nhưng nếu người đó tháo lui, thì sẽ không làm đẹp lòng Ta". Còn chúng ta, chúng ta không thuộc hạng người tháo lui mà hư mất, nhưng chúng ta là con cái đức tin để cứu thoát linh hồn chúng ta.

* Bài học cho trẻ em từ Vua Đa-vít

Bài học cho trẻ em từ Vua Đa-vít


DavidVRNs (29.01.2015) – Sài Gòn – Có lẽ không có tính cách nào ấn tượng đối với trẻ em bằng tính cách của Vua Đa-vít. Từ lâu, cả các em trai và các em gái đều chơi trò “Đa-vít và Gô-li-át”. Vua Đa-vít thu hút sự chú ý của trẻ em vì khi ông còn nhỏ, ông đã có thể làm được điều không thể. Nhờ biết tin vào Thiên Chúa, một cậu bé bình thường đã có thể làm được điều khác thường.
Đây là 5 sự thật quan trọng mà trẻ em có thể học hỏi từ Vua Đa-vít:
1. ĐỨC TIN. Thời thanh xuân, Đa-vít đã chứng tỏ niềm tin vào Thiên Chúa một cách khác thường. Khi đối mặt với một gã khổng lồ, cậu tin Thiên Chúa sẽ giúp chiến thắng. Chỉ có cái ná và vài viên đá, cậu đã anh dũng chiến thắng gã khổng lồ Gô-li-át.
Dù chúng ta có cố gắng bảo vệ con cái tohế nào thì chúng cũng có lúc phải đối mặt với những “gã khổng lồ” trorng cuộc sống. Những “gã khổng lồ” này có thể xuất hiện ở các dạng là bạn bè bắt nạt, giáo viên khó tính, bệnh tật,… Nếu chúng ta truyền thụ niềm tin vào Thiên Chúa cho chúng từ nhỏ, chúng có thể đối mặt với những “gã khổng lồ” với niềm tin vững chắc rằng Thiên Chúa sẽ ở bên chúng, như đã ở bên cậu Đa-vít vậy.

* Kitô hữu Coptic thiệt mạng và nhiều nhà thờ bị tấn công ở Ai Cập

VRNs (29.01.2015) Sài Gòn – Hãng tin Fides cho biết, có ít nhất 3 Kitô hữu Coptic – trong đó có một đứa trẻ 10 tuổi – đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ ở Cairo và nhiều thành phố Ai Cập khác vào dịp kỷ niệm 4 năm Tổng thống Hosni Mubarak độc tài bị phế truất.
Đứa trẻ 10 tuổi thiệt mạng do bị trúng một viên đạn lạc tên Mina Rafaat. Nguồn tin địa phương cho Fides biết thêm, đã có súng nổ vào nhà thờ tổng lãnh thiên thần Raphael tại Maadi trong khi xảy ra các cuộc bạo loạn.
Giám Mục Công Giáo Coptic của Guizeh, Anba Antonios Aziz Mina nói các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các nhóm liên kết với tổ chức Huynh đệ Hồi giáo mục đích là để cho thấy một Ai Cập vẫn còn bất ổn”.
Cũng theo hãng tin Fides, nhà thờ Tin lành ở quận Mahabubnagar, thuộc bang Telangana đã bị một số người thiêu rụi hoàn toàn trong cùng tháng Một.
Đây là nhà thờ duy nhất trong làng, được xây dựng bằng tre và rơm, để các Kitô hữu có thể cầu nguyện.
Mục sư D. Srinivas, người thường xuyên đến làng dâng thánh lễ cho biết: “tôi đã bị những người Hindu cực đoan đe dọa nhiều lần, và cảnh báo tôi không thể đến ngôi làng cũng như không xây nhà thờ”.
Đã có hơn một chục các cuộc tấn công chống lại Kitô hữu tại quận Mahabubnagar, được báo cáo trong những tháng gần đây.
Theo mục sư Ronald John, Chủ tịch Uỷ ban hỗn hợp các Kitô hữu tại bang Telangana, “các cuộc tấn công đã tăng lên kể từ khi đảng Bharatiya Janata [của tổng thống Narendra Modi] lên nắm quyền”.
Pv. VRNs

* Linh mục giải tội cho Thánh nữ Faustina Kowalska đã cứu sống nhiều người Do Thái ở thành phố Vilnius, Litva

Linh mục giải tội cho Thánh nữ Faustina Kowalska đã cứu sống nhiều người Do Thái ở thành phố Vilnius, Litva


20150129_frMichaelVRNs (29.01.2015) Sài Gòn – Theo zenit.org – Bức ảnh lòng thương xót là một trong những bức họa nổi tiếng về Chúa Giesu trên thế giới. Bức ảnh đã được mặc khải cho Nữ tu Faustina Kowalska, lúc đó cha giải tội và cũng là vị linh hướng trực tiếp của Bà là linh mục Michael Sopocko.
Ít ai biết rằng Chân Phước linh mục Sopocko, một lãnh đạo tôn giáo lỗi lạc đã cứu thoát nhiều anh em Do Thái giáo, sống tại khu vực của cộng đồng Do Thái ở thành phố Vilnius bằng việc cấp phát giấy khai sinh Công giáo giả mạo cho họ, vì đây là điều rất quan trọng để họ có thể lấy được chứng minh nhân hợp pháp và chạy thoát khỏi sự bách hại.

* Thứ Năm sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Thứ Năm sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 10, 19-25
"Chúng ta hãy kiên trì tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta, và hãy thúc giục nhau thực thi bác ái".
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, nhờ máu Chúa Giêsu, chúng ta tin tưởng bước vào cung thánh. Ðó là con đường mới và sống động mà Người đã mở cho chúng ta, xuyên qua tấm màn là thân xác Người; và ban cho chúng ta có một thượng tế cai quản nhà Thiên Chúa. Chúng ta hãy tiến đến với lòng chân thành, đầy đức tin, lòng được trong sạch khỏi lương tâm gian ác, và thân xác được tắm gội bằng nước trong sạch. Chúng ta hãy kiên trì tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta, vì Ðấng đã hứa là Ðấng trung tín. Chúng ta hãy thúc giục nhau thực thi bác ái và làm việc thiện. Ðừng trốn tránh những buổi hội chung như ít người có thói quen, nhưng anh em hãy khích lệ nhau, nhất là khi thấy ngày đó gần đến.
Ðó là lời Chúa.

* QUỶ KẾ CỦA QUỶ VƯƠNG

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.1/28/2015

QUỶ KẾ CỦA QUỶ VƯƠNG
N2T

Có một bầy quỷ nhỏ, vì để đề cao công lao và sự nghiệp nên có ý định lấy danh lợi, tình dục, sợ hãi, chết chóc để cám dỗ một vị ẩn sĩ đạo hạnh rất cao, nhưng vẫn cứ không cám dỗ được, từng đứa một tay trắng trở về.
Ma vương biết được bèn muốn hiện ra thân thủ của mình, nên nói với bầy quỷ nhỏ ấy:
- “Những phương pháp của tụi bây quá nông cạn, tránh lui ra một bên, coi ta cám dỗ đây nè.”
Ma vương đi đến bên vị ẩn sĩ, nhẹ nhàng nói:
- “Các sư đệ của ngài đều được làm giám mục cả rồi, ngài có nghe nói thế chưa ?”
Thoáng cái, mặt mày trang nghiêm đứng đắn của vị ẩn sĩ phủ lên một lớp bóng đen của ghen ghét. Quỷ kế của ma vương đã thành công.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

* Toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô


Toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô

”Anh chị em hãy củng cố tâm hồn” (Gc 5,8)

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay là một mùa canh tân đối với Giáo Hội, các cộng đoàn và mỗi tín hữu. Nhưng trên hết Mùa Chay là ”một mùa ân thánh' (2 Cr 6,2). Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta điều gì mà trước đó Ngài không ban cho chúng ta: ”Chúng ta yêu mến vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19). Chúa không dửng dưng đối với chúng ta. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta; tình thương ngăn cản không để cho Chúa dửng dưng đối với những gì xảy đến cho chúng ta. Nhưng xảy ra là khi chúng ta an mạnh và cảm thấy thoải mái, thì chắc chắn chúng ta quên những người khác (điều mà Chúa Cha không bao giờ làm), chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu... lúc ấy tâm hồn chúng ta rơi vào thái độ dửng dưng: trong khi tôi tương đối an mạnh và thoải mái, thì tôi quên những người không được an mạnh. Thái độ ích kỷ, dửng dưng này ngày nay có một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ hoàn cầu hóa sự dửng dưng. Đó là một bất hạnh chúng ta cần đương đầu trong tư cách là Kitô hữu. Khi Dân Chúa trở về với tình thương của Chúa, thì họ tìm được những câu trả lời cho những vấn nạn mà lịch sử luôn đề ra cho họ. Một trong những thách đố khẩn cấp nhất mà tôi muốn dừng lại trong Sứ Điệp này chính là thách đố hoàn cầu hóa sự dửng dưng.

* Thứ Tư sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Thứ Tư sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 10, 11-18
"Người đã làm cho những kẻ được thánh hóa nên hoàn hảo đến muôn đời"
Bài trích thơ gởi tín hữu Do thái.
Trong khi mọi tư tế hằng ngày đứng gần bàn thờ chu toàn chức vụ mình và hiến dâng cũng những ngần ấy của lễ nhiều lần, nhưng không bao giờ xóa được tội lỗi, còn Người khi dâng xong của lễ duy nhất đền tội, đã ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời, và từ đây, Người chờ đợi cho đến khi thù địch bị đặt làm bệ dưới chân Người.

* Chia sẻ của một Giám mục thuộc Giáo hội “Hầm trú” ở Trung Quốc

VRNs (26.01.2015) –Sài Gòn- Từ lâu rồi sự phân chia giữa Trung Quốc và Giáo hội vẫn là ‘một vết thương toang hoác” và cần “phải được quan tâm chữa trị”. “Do đó Tòa Thánh cần đối thoại với nhà cầm quyền Trung Quốc, để thực hiện ‘bước đầu’ của đối thoại. Bởi vì nếu như mối quan hệ nhập nhằng giữa Giáo hội và giới lãnh đạo Trung Quốc được đả thông, thì nguyên nhân của sự bất đồng giữa các Giáo hội Trung Quốc sẽ được thấu hiểu.”
Đức Giám mục giáo phận Tề Cáp Nhĩ [Qiqihar] nằm phía Đông Bắc tỉnh Hắc Long Giang, Đức Cha Giuseppe Wei Jinhyi, phát biểu cách thẳng thắn như trên.
Mọi người đều biết rằng việc tấn phong Giám mục của ngài không được nhà cầm quyền Trung Quốc công nhận và người ta biết đến ngài như vị đại diện cho điều gọi là phần tử “bất hợp pháp” của Giáo hội Trung Quốc: một thuật ngữ được dùng để chỉ những Giám mục, linh mục và giáo dân “Hầm trú”, những người từ chối không theo chính sách tôn giáo của Bắc Kinh.
Đức Cha Giuseppe Wei Jinhyi thăm viếng bệnh nhân. Ảnh từ Vaticaninsider
Đức Cha Giuseppe Wei Jinhyi thăm viếng bệnh nhân. Ảnh từ Vaticaninsider
Đức Cha Giuseppe Wei Jinhyi sinh năm 1958 lúc Mao Trạch Đông còn nắm chính quyền. Đức Cha Giuseppe đã từng ngồi tù 3 lần và bị quản thúc. Lần ngồi tù lâu nhất là hơn 2 năm, từ tháng 9 năm 1990 đến tháng 12 năm 1992.  Đó là một phần của nguyên do tại sao ngài phát biểu rất hùng hồn và thẳng thắn như vậy.
Chúng ta hãy nghe những chia sẻ của Đức Cha qua cuộc phỏng vấn với ký giả Gianni Valente của báo Vaticaninsider như sau:
Ngài trở thành một Kitô hữu như thế nào?
Thành viên đầu tiên trong gia đình chịu phép rửa tội là ông tôi. Khi lớn lên, cha mẹ tôi là gương mẫu cho tôi, họ là những Kitô hữu thánh thiện. Khi còn nhỏ, gia đình tôi một lần gặp nạn đói, chúng tôi buộc phải di cư từ Hà Bắc, vùng ngoại ô Bắc Kinh, tới vùng Đông Bắc, tỉnh Cát Lâm.

* “Nguyện xin sự hiệp nhất trong Giáo hội trở nên khí cụ hòa giải cho toàn thế giới”

“Nguyện xin sự hiệp nhất trong Giáo hội trở nên khí cụ hòa giải cho toàn thế giới”


VRNs (26.01.2015) –Sài Gòn- theo vaticaninsider- Hôm qua 25.01, ĐTC Phanxicô chủ sự giờ trì kinh chiều II tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma dịp bế mạc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo. 
“Sự dấn thân của chúng ta cho việc loan báo Tin Mừng giúp chúng ta vượt qua được việc chiêu dụ và ganh đua cũng như tất cả những hình thức của nó. Tất cả chúng ta đều là những người phục vụ cùng một Tin Mừng!”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng của buổi cử hành Kinh Chiều II Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma. Buổi cử hành Kinh Chiều II này bế mạc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo với chủ đề “Hãy cho tôi uống!” (Ga 4: 7). Buổi cử hành phụng vụ có sự tham dự của các vị đại diện thuộc Giáo Hội Kitô giáo khác nhau và cộng đoàn Công giáo Rôma. Tháp tùng ĐTC, có Đức Hồng Y James Harvey, Tổng trưởng linh mục đoàn của nhà thờ Chánh Tòa Phêrô, Đức Hồng Y Agostino Vallini, Tổng Đại Diện Giáo Phận Rôma, và Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn. 
Trước khi cử hành giờ kinh chiều ĐTC đến cầu nguyện trước mộ của Thánh Phaolô Tông Đồ.
Sau đây là nội dung bài giảng của ngài trong buổi đọc kinh chiều
0“Trên đường từ miền Giuđê đến Galilê, Chúa Giêsu đi qua vùng Samaria. Ngài không xa

* Thứ Ba sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Thứ Ba sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 10, 1-10
"Lạy Chúa, nầy tôi đến để làm theo thánh ý Chúa"
Bài trích thơ gởi tín hữu Do thái.
Anh em thân mến, lề luật là bóng dáng của những việc tốt lành tương lai, chớ không phải chính hình ảnh chân chính của sự thật.
Lề luật ấy với những hy tế được hiến dâng liên tiếp hằng năm không bao giờ có thể làm cho những kẻ đến tham dự được hoàn hảo.

* Thứ Hai sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Thứ Hai sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 9, 15. 24-28
"Người chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt tội lỗi, Người sẽ xuất hiện lần thứ hai để cứu độ những ai trông đợi Người".
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc các tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ. Ðức Giêsu không tiến vào cung thánh do tay người phàm làm ra, chỉ là hình bóng cung thánh thật, nhưng Người vào chính thiên đàng, để từ đây xuất hiện trước tôn nhan Thiên Chúa vì

* Giáo Hội Năm Châu: 20/01 – 26/01/2015

* Chúa Nhật 3 Quanh Năm Năm B

Chúa Nhật 3 Quanh Năm Năm B

Bài Ðọc I: Gn 3, 1-5. 10
"Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay".
Trích sách Tiên tri Giona.
Lời Chúa phán cùng Giona rằng: "Hãy chỗi dậy và đi đến Ninivê, một thành phố lớn, và rao giảng cho nó điều Ta sẽ nói cho ngươi". Giona chỗi dậy và đi đến Ninivê theo lời Chúa dạy. Ninivê là một thành phố lớn, rộng bằng ba ngày đàng, Giona tiến vào thành phố đi một ngày đàng, rồi rao giảng rằng: "Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá huỷ". Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Chúa thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa bỏ ý định phạt họ, và Người không thực hiện điều đó.
Ðó là lời Chúa.

* Thứ Bảy sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Thứ Bảy sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 9, 2-3, 11-14
"Nhờ chính máu Mình mà Người vào Cung Thánh chỉ một lần".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, nhà tạm được cất lên trong gian thứ nhất, có đặt chân nến, bàn, và bánh tiến. Gian này gọi là Cung Thánh. Sau tấm màn thứ hai thì đến gian gọi là Cực Thánh.
Còn Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế của mọi tốt lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời. Vì nếu máu dê bò và tro bò cái mà người ta rảy trên kẻ ô uế, còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ càng tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống.

* Bé gái 11 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ

Bé gái 11 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ


VRNs (24.01.2015) – VOA – Một cô bé 11 tuổi tại một vùng quê nghèo của Việt Nam bị rơi vào cảnh tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, gia đình bị mất sạch tài sản, bố mẹ bị đẩy vào vòng lao lý, một mình em kiên trì lặn lội khắp nơi để đi tìm ánh sáng công lý cho song thân. 
Đó là câu chuyện thương tâm của em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước.
Tai ương ập đến khi Hiếu vừa lên 10. Ở độ tuổi ‘ăn chưa no lo chưa tới’, em đã phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát, toàn bộ tài sản và cũng là phương kế sinh nhai của gia đình em là mảnh đất khoảng 3 ha bị cưỡng chế cho chủ nợ và bố mẹ em bị kết án mỗi người 5 năm rưỡi tù giam về tội danh “cố ý gây thương tích.”
Bản án ngày 25/2/2014 trong phiên tòa không có luật sư là kết cục của vụ tranh chấp dân sự giữa ông bà Ngô Văn Huynh-Nguyễn Thị Tâm (bố mẹ của Hiếu) tại thôn 2, xã Đường 10, huyện Bù Đăng (Bình Phước) với ông Nguyễn Bá Tuyên, chủ nợ, người có anh ruột là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đường Mười.
Bố mẹ Hiếu lâu nay đi khiếu kiện kêu oan về việc bị chủ nợ, có sự cấu kết của cán bộ địa phương, chiếm giữ-phá hoại tài sản, nhưng chưa được xử lý thỏa đáng thì bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên đất, bán đấu giá cho chủ nợ trong lúc vắng mặt và không có chữ ký của ông bà.
Kể từ khi bố mẹ lần lượt bị bắt hồi tháng 7, tháng 8/2013 tới nay, bé Hiếu sống nhờ tình thương và sự cưu mang của một gia đình hàng xóm tốt bụng, một mình bước tiếp con đường đi đòi công lý với sự hỗ trợ của Phòng Công lý Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nơi giúp đỡ miễn phí cho dân nghèo về mặt pháp lý và truyền thông.
Ngoài những chuyến thăm nuôi bố mẹ, cô bé nhà quê đen đúa gầy gò, hơn năm nay, đã đi gõ cửa khắp mọi nơi để cầu cứu, kêu oan cho cha mẹ mình.
Hieu
Em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước
Linh mục Đinh Hữu Thoại, Trưởng Phòng Công lý và Hòa bình, cho biết:

* Thứ Sáu sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Thứ Sáu sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 8, 6-13
"Người là trung gian của một giao ước tốt hơn".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, hiện giờ vị Thượng tế của chúng ta đã lãnh một chức vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là Ðấng trung gian của một giao ước tốt hơn, mà giao ước ấy được thiết lập trên những lời hứa rất tốt lành. Vì nếu giao ước thứ nhất không khuyết điểm, thì thật sự không cần phải có giao ước thứ hai nữa. Vì Chúa khiển trách họ rằng: "Này đến ngày Ta thực hiện một giao ước mới cho nhà Israel và cho nhà Giuđa. Không phải như giao ước Ta ký kết với cha ông chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dẫn ra khỏi đất Ai-cập. Bởi chúng không trung thành với giao ước Ta, nên Ta đã bỏ chúng. Vì chưng, giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày ấy, Ta sẽ đặt các lề luật của Ta trong trí chúng, và khắc nó vào lòng chúng. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân Ta. Không còn ai phải dạy bạn hữu mình, hay mỗi người không còn phải bảo anh em mình rằng: "Hãy nhìn biết Chúa", vì mọi người, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta; bởi Ta dung thứ các điều gian ác của chúng, và không còn nhớ đến tội lỗi của chúng nữa". Người tuyên bố giao ước mới, thì Người làm cho giao ước thứ nhất ra cũ đi. Nhưng điều gì đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi.

* Thứ Năm sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Thứ Năm sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 7, 25 - 8, 6
"Người chỉ dâng của lễ một lần khi hiến dâng chính Mình".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Giêsu có thể cứu độ cách vĩnh viễn những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa, vì Người hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta.

* ĐHY Fernando Filoni ghé thăm Việt Nam

ĐHY Fernando Filoni ghé thăm Việt Nam


Nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội
Nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội
VRNs (20.01.2015) -Sài Gòn- ĐHY Fernando Filoni, người Ý, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc, sẽ thực hiện chuyến viếng thăm 1 tuần đến Việt Nam, và sẽ ghé thăm 4 giáo phận và thánh địa La Vang.
Hôm nay thứ ba, 20.01, ĐHY Fernando Filoni sẽ gặp gỡ Hội đồng Giám mục Việt Nam, và có buổi nói chuyện với các linh mục của Tổng Giáo phận Hà Nội và cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ  Chánh Tòa.
Vào ngày thứ Năm 22.01, ngài sẽ cử hành Thánh lễ tại Thánh địa La Vang và gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Thứ sáu, ngài cử hành thánh lễ tại trung tâm mục vụ của Giáo phận Đà Nẵng nhân dịp kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến Đà Nẵng.
Sau đó, Đức Hồng Y Filoni sẽ vào ghé thăm địa phận Xuân Lộc, tại đây ngài sẽ dâng lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Xuân Lộc nhân dịp 50 thành lập Giáo Phận. Ngài sẽ trở lại Rome vào ngày Chúa nhật, sau khi cử hành Thánh Lễ tại Nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn.
Hoàng Minh

* Thứ Tư sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm


Thứ Tư sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 7, 1-3. 15-17
"Ngươi là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Menkixêđê này là vua Salem, tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, ông đã đi đón Abraham đang trên đường về sau khi đánh bại các vua, ông chúc lành cho Abraham. Và Abraham dâng cho ông một phần mười các chiến lợi phẩm. Giải nghĩa tên ông, trước tiên thấy tên ông mang tên vua công chính, rồi ông lại còn là vua Salem, nghĩa là vua hoà bình. Ông không cha không mẹ, không gia phả, không ngày sinh, không ngày tử, nhưng ông được so sánh với Con Thiên Chúa, nên ông làm tư tế muôn đời.
Việc còn hiển nhiên hơn nữa, nếu một tư tế khác được thiết lập theo phẩm hàm Menkixêđê, không phải chiếu theo luật xác thịt quy định, nhưng chiếu theo quyền năng của sự sống bất diệt. Vì đã chứng thực về ngài rằng: "Ngươi là tư tế theo phẩm hàm Menkixêđê tới muôn đời".
Ðó là lời Chúa.

* Văn Phòng TGM xin kính chuyển đến Quý Cha và Quý Cộng Đoàn Thông Báo của Ban Giáo Dục Giáo Phận

Văn Phòng TGM xin kính chuyển đến Quý Cha và Quý Cộng Đoàn Thông Báo của Ban Giáo Dục Giáo Phận 
VPTGM
GPKONTUM (20/01/2015) KONTUM

* Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Hướng giải quyết cho giáo xứ Đăk Jâk

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh: Hướng giải quyết cho giáo xứ Đăk Jâk


VRNs (18.01.2015) – Trong suốt mấy ngày qua, bà con giáo xứ Đăk Jâk rất lo lắng, mất ăn mất ngủ khi công an Xã, Huyện xuống giáo xứ hoạnh họe, đe dọa đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm, mà bà con đã dựng lên từ tháng 4.2013 làm nơi thờ phượng Thiên Chúa được tôn nghiêm hơn. Họ cũng đưa ra đòi hỏi vô lý, buộc Cha Đa Minh Trần Văn Vũ, người được Đức Giám Mục Giáo phận cử về chăm sóc đàn chiên, phải dời khỏi Giáo xứ.835
Tại VN, các linh mục, tu sỹ truyền giáo cho người Kinh còn gặp nhiều khó khăn, huống chi là bà con Dân tộc với nhiều ngôn ngữ khác nhau và với nhiều nền văn hóa đa dạng, nhưng các linh mục và tu sỹ đã dấn thân hy sinh để có thể giới thiệu Thiên Chúa đến cho bà con trên vùng cao. Nỗ lực của các Ngài luôn bị chặn đứng bởi nhà cầm quyền địa phương, hạn chế và xâm phạm quyền tự do Tôn giáo…
Sau đây, VRNs chúng tôi rất hân hạnh được tiếp chuyện với Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum về những nỗi khó khăn liên quan đến tình hình của giáo xứ Đăk Jâk, cũng như sự gian truân của các linh mục, tu sỹ khi truyền giáo cho bà con dân tộc thiểu số. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày 17.01.2015

* Thứ Ba sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Thứ Ba sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 6, 10-20
"Chúng ta có một niềm tin đặt trước mặt như chiếc neo chắc chắn và bền vững".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Thiên Chúa không bất công đến nỗi quên công trình của anh em và lòng bác ái anh em đã tỏ ra vì danh Người, anh em là những người đã phục vụ và hiện đang phục vụ các thánh. Chúng tôi mong ước mỗi người anh em thi thố cũng một lòng hăng hái đó để giữ vững niềm hy vọng đến cùng, ngõ hầu anh em không trễ nải, nhưng sẽ noi gương những kẻ nhờ tin tưởng và kiên nhẫn mà hưởng thụ các điều đã hứa.

* Giáo Hội Năm Châu: 13/01 – 19/01/2015

* Nội dung trao đổi với Sở Nội Vụ vào ngày 07 tháng 01 năm 2015 (tiếp theo)

Nội dung trao đổi với Sở Nội Vụ vào ngày 07 tháng 01 năm 2015 (tiếp theo)

19/01/2015

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận xin tiếp tục đăng Nội dung trao đổi với Sở Nội Vụ vào ngày 07 tháng 01 năm 2015 (tiếp theo).
GPKONTUM (19/01/2015) KONTUM
Ông Phạm văn Long: Xin mời Giám mục có ý kiến
Đức Giám mục Giáo Phận: Xin đề nghị Ông Trưởng Ban Tôn Giáo, Quí UB ND huyện Đak Glei, quý vị có ý kiến hết đi, để chúng tôi thấy xem lập trường của quý vị có thống nhất như thế nào với các linh mục chúng tôi trình bày trên đây. Xin Bà chủ tịch UBND huyện Đak Glei cho biết ý kiên và tôi sẽ nói sau.
Bà Chủ tịch Huyện Đăk Glei: Trong bữa gặp mặt tại Tòa Giám mục, hôm đó tôi có nói để xin ý kiến UBND Tỉnh, các cơ quan chuyên môn có được phép cho làm hay không. Vậy bây giờ để có căn cứ tham mưu thì chúng tôi phải có điểm chung để xem xét việc này.

* Ghi Lại Nội Dung Cuộc Họp Giữa Sở Nội Vụ Với Tòa Giám Mục về Văn Thư 145/VT/’14/Tgmkt, ngày 22/08/2014 (tiếp)

Ghi Lại Nội Dung Cuộc Họp Giữa Sở Nội Vụ Với Tòa Giám Mục về Văn Thư 145/VT/’14/Tgmkt, ngày 22/08/2014 (tiếp)

18/01/2015

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận gởi (tiếp) đến quí gia đình Giáo phận:
“Ghi Lại Nội Dung Cuộc Họp Vào Ngày 07/01/2015 Giữa Sở Nội Vụ Với Tòa Giám Mục Về Văn Thư 145/VVT/’14/Tgmkt”
GPKONTUM (18/01/2015) KONTUM
XIN KÍNH MỜI
.
Lm Nguyễn Đức Hữu: Tiếp theo lời của Linh mục Sơn, theo ông Long nói cần cam kết. Nếu nói Giám mục chúng tôi phải cam kết, rồi có giải quyết hay không? Cam kết với ai? hay cam kết với Sở nội vụ mà không cam kết với chính quyền Huyện Đăk Glei hay chỗ này chỗ kia? Bây giờ phải cam kết với ai? Cho nên tôi thấy Đức Giám Mục chúng tôi có cam kết hay không thì nó cũng không thực tế, mung lung. Vì chúng tôi thấy hầu như cũng chưa chắc giải quyết được. Tôi hỏi bây giờ phải cam kết với ai? gửi cho ai? Gửi cho Sở nội vụ hay Gửi cho bên ông Hà Bang hay gửi cho ông nào? Hay gửi cho Huyện Đăk Glei?, chúng tôi phải gửi cho ông hay sao? Hai bên giải quyết giá trị đến mức độ nào? Cam kết như vậy có được không? Để chúng tôi phải tin. Ông bí thư huyện mà các ông không tin, văn thư chúng tôi gởi chưa giải quyết? Lời ông nói có giá trị gì?, chúng tôi có tin lời ông nói để cam kết không?

* Ghi Lại Nội Dung Cuộc Họp Giữa Sở Nội Vụ Với Tòa Giám Mục về Văn Thư 145/VT/’14/Tgmkt, ngày 22/08/2014

Ghi Lại Nội Dung Cuộc Họp Giữa Sở Nội Vụ Với Tòa Giám Mục về Văn Thư 145/VT/’14/Tgmkt, ngày 22/08/2014

17/01/2015


Gia đình Giáo phận theo dõi biến cố đã xảy ra tại Giáo xứ Đăk Jâk, huyện Đăk Glei trong những ngày qua, đặc biệt vào ngày 13/01/2015 . Ban mục vụ truyền thông Giáo phận xin đưa tin chính thức và xác thực về những biến cố trên để anh chị em tránh được những tin thất thiệt. Anh chị em cũng muốn hiểu rõ Văn Thư số 145/VT/’14/Tgmkt, ngày 22/08/2014. Đây là thành quả khó khăn để Huyện Đăk Glei và Tòa Giám mục cùng giải quyết cách ổn thỏa cho sinh hoạt tôn giáo tại Giáo xứ Đăk Jâk. Tuy nhiên, văn Thư số 145 của TGM đã gởi đến UBND huyện Đăk Glei và UBND tỉnh Kontum để tháo gỡ cách cụ thể cho các sự việc tại Giáo xứ nầy, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc do không theo tiến trình đã thỏa thuận phương thức giải quyết giữa Ông Nguyễn Phúc Phận, Bí thư đảng huyện Đăk Glei chủ động vạch ra cùng đồng thuận với Đức Giám mục Giáo phận, vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 22/08/2014 tại Tòa Giám mục Kontum.

* Thứ Hai sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Thứ Hai sau Chúa Nhật 2 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 5, 1-10
"Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Tất cả các vị Thượng tế được chọn giữa loài người, nên được đặt lên thay cho loài người mà lo việc Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Người có thể thông cảm với những kẻ mê muội và lầm lạc, vì chính người cũng mắc phải yếu đuối tư bề. Vì thế cũng như người phải dâng lễ đền tội thay cho dân thế nào, thì người dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai được chiếm vinh dự đó, nhưng phải là người được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron. Cũng thế, Ðức Kitô không tự dành lấy quyền làm thượng tế, nhưng là Ðấng đã nói với Người rằng: "Con là Con Cha, hôm nay Cha sinh ra Con". Cũng có nơi khác Ngài phán: "Con là Tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê". Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu Mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người. Người được Thiên Chúa gọi là Thượng tế theo phẩm hàm Menkixêđê.

* Chúa Nhật 2 Quanh Năm Năm B

Chúa Nhật 2 Quanh Năm Năm B

Bài Ðọc I: 1 Sm 3, 3b-10. 19
"Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: "Này con đây", rồi chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi". Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Này con, Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi". Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: "Hãy đi ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: 'Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe'". Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: "Samuel, Samuel!" Và Samuel thưa: "Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.
Ðó là lời Chúa.

* Kêu gọi người tội lỗi (17.1.2015 – Thứ bảy Tuần 1 Thường niên)

Kêu gọi người tội lỗi (17.1.2015 – Thứ bảy Tuần 1 Thường niên)
Kêu gọi người tội lỗi 
Lời Chúa: Mc 2, 13-17
Đức Giêsu lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông Anphê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người. Người đến dùng bữa tại nhà ông. Nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giêsu và các môn đệ: con số họ đông và họ đi theo Người. Những kinh sư thuộc nhóm Pharisêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: “Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!” Nghe thấy thế, Đức Giêsu nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Suy nim:

* Tỉnh Kontum tiếp tục xâm phạm quyền tự do tôn giáo

Tỉnh Kontum tiếp tục xâm phạm quyền tự do tôn giáo


n2VRNs (17.01.2015)Sài gòn- Nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum xâm phạm quyền tự do tôn giáo và hạn chế các hoạt động tôn giáo của người dân tại giáo xứ Đăk Jâk thuộc giáo phận Kotum.
Nhà cầm quyền nói rằng, giáo xứ Đăk Jâk không phải là cơ sở tôn giáo. Chính vì thế, họ không cho linh mục dâng lễ và cư trú tại đây, và không cho giáo dân xây dựng nhà thờ.
Lược lại quá trình lịch sử, giáo xứ Đăk Jâk hình thành từ những năm 1957 do vị Chủ chăn tiên khởi là cha Léo Dujon.
Sau đó, từ những năm 1975 cho đến 1988, giáo dân xứ Đăk Jâk bị bắt bớ rất gắt gao, giáo xứ không có linh mục, không có nhà thờ, bà con tự giữ Đạo, tự đọc kinh…

* TRAO ĐỔI VỀ VỤ NHÀ THỜ TẠM GX, ĐĂK JÂK

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận xin giới thiệu:
TRAO ĐỔI VỀ VỤ NHÀ THỜ TẠM GX, ĐĂK JÂK
VÀ VĂN THƯ SỐ145/VT/’14/Tgmkt, NGÀY 22/08/2014
GỞI CHO UBND HUYỆN VÀ UNBD TỈNH KONTUM.
.
9 giờ ngày 22/08/2014, ĐGM Kontum đã tiếp phái đoàn chính quyền Huyện Đăk Glei tới thăm và trao đổi về vụ nhà thờ tạm Gx. Đăk Jâk. Phía chính quyền có ông Nguyễn Phúc Phận – Bí thư Huyện Ủy và bà Y Thị Bích Thọ – Chủ tịch UBND Huyện dẫn đầu và 4 thành viên Huyện. Phía Tòa Giám Mục còn có Lm. Giuse Đỗ Hiệu, Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Lm. Phao lô Nguyễn Đức Hữu, Lm. Luy Nguyễn Quang Hoa, Lm. Đa Minh Trần Văn Vũ và hai Chức việc Gx. Đăk Jâk.
Vụ nhà thờ tạm Đăk Jâk đã kéo dài hơn cả năm nay. Phía chính quyền bắt phải gỡ, vì xây dựng trái phép. Đã không có giấy phép mà lại còn xây dựng trên đất nông nghiệp của ba gia đình giáo dân cũng như lấn chiếm đất sân bóng của Làng. Rất tiếc xin phép bao năm tháng không cho. Nay nhu cầu của hơn 5.000 giáo dân ngồi ngoài mưa nắng cả hơn 30 năm, hết chịu nỗi. Nhất là nhà thờ đã được làm phép dâng cho Chúa rồi, không ai dám gỡ, “nếu không xứng đáng hơn, hợp pháp hơn” ngôi nhà tạm này. Sau những trao đổi thẳng thắn và chân tình, hai bên đã đi tới kết quả theo hai bước:

* Thứ Bảy sau Chúa Nhật 1 Quanh Năm

Thứ Bảy sau Chúa Nhật 1 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (năm I) Dt 4, 12-16
"Chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tuỷ não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phải phơi trần và tỏ ra trước mắt của Ðấng mà ta phải trả lẽ.