¨ Dạy Giáo Lý cho Người Trẻ
Khi nói về việc dạy Giáo Lý cho người trẻ, sách Chỉ
Nam Giáo Lý nhận xét rất đúng rằng giới trẻ là vừa thành phần dễ bị ảnh hưởng
bởi những khủng hoảng đang đầy dẫy trên thế gian, đồng thời cũng là kho tàng
chứa đầy hy vọng cho việc canh tân Hội Thánh và thế giới (Số 181). Việc dạy
Giáo Lý cho người trẻ là việc rất quan trọng để giúp các em đương đầu với những
thách đố của Đức Tin trong xã hội và văn hóa của chúng ta, và giúp các em phát
triển các nhân đức để nhờ đó các em sẽ trở thành những phần tử vững mạnh của
Hội Thánh và những công dân tốt.
Trong việc dạy Giáo Lý cho tuổi trẻ, phải nhận ra ba
giai đoạn khác nhau của sự phát triển con người: tuổi thiếu niên, tuổi vị thành
niên và tuổi thanh niên. Sách Chỉ Nam Giáo Lý nhấn mạnh sự cần thiết phải lưu
tâm đặc biệt đến tuổi thiếu niên được gọi là “lứa tuổi chối từ”, vì các em sẵn
sàng nhạy cảm với những quyến rũ của thế tục và vật
chất, và dễ bỏ việc thực hành Đức Tin. Sách Chỉ Nam tuyên bố: “Dạy Giáo Lý cho tuổi
trẻ phải được canh tân và tái sinh tận gốc” (Ibid).
Việc dạy Giáo Lý cho giới trẻ có nghĩa
là trình bày Đức Chúa Giêsu Kitô bằng ngôn ngữ mà người trẻ có thể hiểu và nhạy
cảm với những khó khăn mà các em đang gặp phải. Không nên chỉ
nhìn những người trẻ như là “mục tiêu của việc dạy Giáo Lý”, nhưng cũng phải
nhìn các em như những đề tài của Giáo Lý, đề cập đến ơn Thiên Chúa Cha gọi các
em làm nhân chứng cho Đức Kitô trên thế gian (Số 182).
Sách Chỉ Nam Chung cũng đòi các Sách Chỉ Nam
địa phương nói lên những phương tiện thích hợp để dạy Giáo Lý cho tuổi trẻ bằng
cách đi theo các đường hướng sau:
·
để
ý đến sự đa dạng của điều kiện tôn giáo của tuổi trẻ: những em chưa rửa tội,
những em chưa hoàn tất việc Khai Tâm
Kitô; những em đang bị khủng hoảng về Đức Tin; những em bỏ Đức Tin và cần giúp
đỡ về tâm linh;
·
để
ý đến hoàn cảnh xã hội và giáo dục của tuổi trẻ để việc học Giáo Lý là một phần
của việc chăm sóc mục vụ cho các em;
·
việc dùng những sinh hoạt nhóm, nhất là những hội đoàn trẻ đang hoạt động,
bao gồm việc linh hướng “như một yếu tố quan trọng” (Số 184).
Sau cùng, những hình thức dạy Giáo Lý cho tuổi trẻ
có thể bao gồm: việc dạy Giáo Lý dự tòng cho các em chưa rửa tội; dạy Giáo Lý
Khai Tâm cho các em chưa Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu hay chưa Thêm Sức; dạy Giáo
Lý về những đề tài đặc biệt; dạy Giáo Lý trong phạm vi các buổi họp giới trẻ.
Dù dạy Giáo Lý dưới hình thức nào đi nữa, thì nó cũng trên hết phải giúp các em
lớn lên trong sự tự do Kitô, huấn luyện lương tâm ngay thẳng, và một “sự giáo
dục về tình yêu”. Việc
dạy Giáo Lý như thế sẽ nuôi dưỡng sự đáp trả lại ơn gọi, là một công tác trọng
yếu nhất mà người trẻ phải đối diện, và diễn tả diện truyền giáo của mỗi ơn
gọi.
¨
Dạy Giáo Lý cho
Người Lão Thành
Không được coi các người lão thành là
những “vật thụ động” nhưng là những phần tử hoạt động của Hội Thánh với quyền
được học Giáo Lý. Trong việc dạy Giáo Lý cho họ, phải chú ý đến tình
trạng họ có thể bị “cô lập” hay bị “bỏ ra lề” (Số 186). Trên
thực tế, việc dạy Giáo Lý là phương thế cho người lớn tuổi tránh bị cô độc và
bị bỏ ra lề, và tiếp tục tham gia tích cực vào đời sống Hội Thánh.
Theo “điều kiện Đức Tin” của người lão thành, việc
dạy Giáo Lý có thể củng cố “một Đức Tin phong phú và vững chắc” thêm, hay là
thời điễm để canh tân việc sống Đức Tin giữa những người vì một lý do nào đó đã
trở nên thờ ơ. Đồng thời cũng để chữa lành những đau buồn mà một số người già
đang mang theo mình và cần phải được hòa giải.
Cuối cùng, việc học Giáo Lý của những
người lớn tuổi giúp họ lãnh trách nhiệm là Giáo Lý viên cho trẻ em và giới trẻ
là những người coi họ như những bậc đáng kính. Việc dạy Giáo Lý cho người lớn tuổi cổ võ việc “đối thoại giữa các
thế hệ” (Số 188).
¨
Dạy Giáo Lý cho
Những Trường Hợp Đặc Biệt
Sách Chỉ Nam Giáo Lý đưa ra một số
trường hợp đặc biệt mà việc dạy Giáo Lý cần bén nhậy.
Việc dạy Giáo Lý cho những người có nhu
cầu đặc biệt cần phải đầy đủ và thích ứng với cá nhân, cùng phải được giảng dạy
bởi các Giáo Lý viên đã được chuẩn bị đặc biệt (Số 189).
·
Việc
dạy Giáo Lý cho những người ngoài lề xã hội (những người di dân, tản cư, du
mục, đi xa nhà, bệnh hoạn thường xuyên, nghiện ngập và tù đày) phải được thi
hành theo giáo huấn của Dụ Ngôn Phán Xét Chung (Số
190).
·
Nên
dạy Giáo Lý cho những nhóm đặc biệt (công nhân, chuyên gia, nghệ sĩ, khoa học
gia, và sinh viên đại học), cần phải có những Giáo Lý viên đã được chuẩn bị cho
mục vụ này (Số 191).
·
Các
Giáo Lý viên phải lưu tâm đến những môi trường đặc biệt của học viên, dù là ở
thành thị hay thôn quê (Số 192).
Về phạm vi tôn giáo xã hội,
phải để ý đến những điều sau:
·
Việc
dạy Giáo Lý phải đương đầu với những thách đố gây ra bởi một xã hội và văn hóa
quá thế tục. Đức Tin “cần phải được nuôi dưỡng và duy trì không ngừng” (Số
193). Dạy Giáo Lý cách hiệu quả nhắc nhở các học viên tất cả những điều căn bản
của Đức Tin, khuyến khích hoán cải, và giúp học viên
làm chứng về những gì mình tin cho người khác.
·
Việc
dạy Giáo Lý cũng vun xới và đề cao những mặt tích cực của các việc đạo đức phổ
thông, nhất là việc sùng kính Đức Mẹ, và để tâm đến việc thanh luyện những tiêu
cực, như “những sai lầm hay quá khích, mê tín, pha lẫn tôn giáo, hay không biết
gì về tôn giáo” (Số 195-196).
·
Việc
dạy Giáo Lý cũng phải để ý đến đại kết, bằng cách trình bày Đức Tin Công Giáo
cách trọn vẹn, để giúp học viên hiễu sự phân chia đáng buồn giữa các giáo hội
Kitô và các cộng đồng hội thánh, sự liên quan đặc biết của Đức Tin Công Giáo
với Do Thái giáo, và những yếu tố riêng biệt của các tôn giáo khác (Số 197-200)
·
Việc
dạy Giáo Lý phải giúp học viên đương đầu với các phong trào tôn giáo mới, mà
giáo thuyết và cách sống “không phù hợp với nội dung của Đức Tin Kitô” (Số
201).
Về phạm vi xã hội văn hóa,
việc dạy Giáo Lý chạm trán với việc hội nhập văn hóa của Đức Tin. Việc hội nhập văn hóa đòi hỏi nhận thức sâu xa về các nền văn hóa
khác nhau mà trong đó học viên đang sống để Tin Mừng đạt được mục đích tối hậu
là biến cải và nâng cao nền văn hóa ấy. Việc hội nhập
văn hóa chứng tỏ sự siêu việt của Đức Tin mà không một nền văn hóa nào có thể
hoàn toàn diễn tả được. Nó làm nảy sinh những cách diễn đạt Đức Tin mới theo sự đa dạng của văn hóa. Trong bất cứ
trường hợp nào, vẫn cần phải luôn duy trì sự vẹn toàn của Đức Tin (Số 202-205).
Rõ ràng là các phương tiện truyền thông đóng vai trò
thiết yếu trong công tác hội nhập văn hóa bởi vì khả năng chuyên môn của các
phương tiện này trong việc truyền đạt Tin Mừng (Số 209).
Để đáp lại với những thách đố của việc
hội nhập văn hóa, Sách Giáo Lý Công Giáo là một công cụ cần thiết và là tiêu
chuẩn (Số 210). Trong một
nền văn hóa như nền văn hóa của chúng ta, mà trong đó Đức Tin đã được dạy qua
nhiều thế hệ, hội nhập văn hóa có nghĩa là tân Phúc Âm hóa, một cách dạy Đức
Tin “có nhiệt tình, các phương pháp và các cách diễn tả mới” (ĐTC Gioan Phaolo
II, Tông Huấn “Hội Thánh ở Mỹ Châu”,
ngày 22 tháng 1 năm 1999, số 6).
Các Giám Mục có nhiệm vụ hướng dẫn các
cố gắng hội nhập văn hóa. Các ngài làm thế bằng cách cổ võ một
chương trình dạy Giáo Lý càng sâu rộng càng tốt để “khắc phục sự thiếu hiểu
biết và tuyên truyền sai lầm, một trở ngại lớn nhất cho mọi cố gắng hội nhập
văn hóa”; bằng cách có các chương trình hội nhập văn hóa thử nghiệm dưới sự
giám sát cẩn thận, bằng cách cung cấp các sách chỉ nam Giáo Lý bằng nhiều ngôn
ngữ khác nhau của tín hữu; và bằng cách cung cấp các việc truyền thông và hiệp
thông trong giáo phận, với các giáo phận khác và với Tòa Thánh, nhờ đó bảo đảm
“một cách hội nhập văn hóa chắc chắn và cập nhật hóa” (Số 214)