VRNs (13.01.2015)- Sài Gòn- Theo Zenit cho hay- Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Vatican Andrea Tornielli và Giacomo Galeazzi, ĐTC Phanxicô nói rằng mối quan tâm tới người nghèo là trong Tin Mừng, và không phải là một phát minh của chủ nghĩa cộng sản.
Đoạn trích từ cuộc phỏng vấn được phát hành bởi báo La Stampa của Ý và là một phần của một cuốn sách mới có tựa đề “Papa Francesco – Questa Economia Uccide” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô – Nền kinh tế chết chóc).
Cuốn sách này, tập hợp những giáo huấn xã hội của Giáo Hội “dưới sự chỉ đạo của ĐTC Phanxicô”, được phát hành hôm , nay tại Ý.
Trong số các vấn đề được thảo luận bởi ĐTC là tình trạng hiện tại của chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa. Trong khi nói rằng toàn cầu hóa đã giúp nhiều người ra khỏi đói nghèo, ĐTC còn cho rằng toàn cầu hóa cũng làm nảy sinh sự bất bình đẳng.
Ngài nói “Khi tiền, thay vì con người, là trung tâm của hệ thống, khi tiền trở thành thần tượng, con người bị xem là những công cụ đơn giản của một hệ thống kinh tế và xã hội, thì sự bất bình đẳng sâu sắc sẽ là đặc trưng, và chiếm ưu thế “.
“Vì vậy chúng ta loại bỏ bất cứ điều gì là không hữu ích cho logic này; đó là xu hướng loại bỏ trẻ em và người già, và đang gây ảnh hưởng tới thế hệ trẻ”
ĐTC nhắc lại những suy nghĩ của mình về tình trạng thanh niên thất nghiệp, mà Ngài nói là một hệ quả của “một nền văn hóa hủy diệt”. Giống như nền văn hoá “làm cho người ta vứt bỏ trẻ sơ sinh thông qua việc phá thai.”
“Tôi bị sốc bởi tỷ lệ sinh thấp ở nước Ý này; đây là cách chúng ta đánh mất mối liên kết của chúng ta với tương lai,” Ngài nói. “Văn hóa hủy diệt cũng dẫn đến một cái chết êm dịu cho những người lớn tuổi, những người bị bỏ rơi.”
ĐTC tiếp tục mời gọi xây dựng một nền kinh tế và xã hội mà “con người ở vị trí trung tâm, thay vì tiền bạc.”
Tin Mừng, nền kinh tế và người nghèo
ĐTC Phanxicô cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận đạo đức đối với kinh tế và chính trị. ĐTC cho biết nhiều nhà lãnh đạo và đứng đầu đất nước đến thăm ngài, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp cho họ “những chỉ báo đạo đức.”
Nhắc lại điệp thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC danh dự Benedict XVI, ĐTC nói rằng thế giới đang rất cần “những người với cánh tay nâng lên trong lời cầu nguyện Thiên Chúa” để “tạo ra sự phát triển đích thực.”
Ngài nói “Đồng thời tôi tin chắc rằng chúng ta cần những người này dấn thân trên mọi cấp độ, trong xã hội, chính trị, các tổ chức và nền kinh tế, làm việc vì lợi ích chung,”. “Chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn nữa để đối phó với các nguyên nhân cơ cấu gây nên sự nghèo đói, để chữa lành xã hội của chúng ta khỏi một căn bệnh có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng mới.”
Ngài cũng nhấn mạnh truyền thống của Giáo Hội về việc quan tâm đến người nghèo, bắt nguồn từ Tin Mừng và những thế kỷ đầu của Kitô giáo. Tuy nhiên, Ngài nói, ngày nay có nhiều giảng giải sai về lời giáo huấn đó.
“Nếu tôi lặp lại một vài đoạn từ bài giảng của các Giáo Phụ, trong thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba, về cách chúng ta phải đối xử với người nghèo, một số người sẽ buộc tội tôi đang giảng về chủ nghĩa Mác”, Ngài than thở.
Trích dẫn những lời dạy của Thánh Ambrose, St. John Chrysostom và Thánh Phaolô VI, ĐTC nói rằng sự chia sẻ đồ dùng và chăm sóc cho những người nghèo bắt nguồn từ Tin Mừng.
“Như chúng ta có thể thấy, mối quan tâm đối với người nghèo bắt đầu trong Tin Mừng, đó là trong truyền thống của Giáo Hội, không phải là một phát minh của chủ nghĩa cộng sản và nó chắc chắn không bị biến thành một ý thức hệ, như đôi khi đã xảy ra trước đây trong những bài học của lịch sử, ” Ngài nói.
Giáo Hội, khi đó mời gọi chúng ta vượt qua những gì tôi đã gọi là “sự toàn cầu hóa sự thờ ơ”, không ràng buộc bởi bất kỳ lợi ích chính trị và ý thức hệ nào.
Pv.VRNs