* Linh mục giải tội cho Thánh nữ Faustina Kowalska đã cứu sống nhiều người Do Thái ở thành phố Vilnius, Litva

Linh mục giải tội cho Thánh nữ Faustina Kowalska đã cứu sống nhiều người Do Thái ở thành phố Vilnius, Litva


20150129_frMichaelVRNs (29.01.2015) Sài Gòn – Theo zenit.org – Bức ảnh lòng thương xót là một trong những bức họa nổi tiếng về Chúa Giesu trên thế giới. Bức ảnh đã được mặc khải cho Nữ tu Faustina Kowalska, lúc đó cha giải tội và cũng là vị linh hướng trực tiếp của Bà là linh mục Michael Sopocko.
Ít ai biết rằng Chân Phước linh mục Sopocko, một lãnh đạo tôn giáo lỗi lạc đã cứu thoát nhiều anh em Do Thái giáo, sống tại khu vực của cộng đồng Do Thái ở thành phố Vilnius bằng việc cấp phát giấy khai sinh Công giáo giả mạo cho họ, vì đây là điều rất quan trọng để họ có thể lấy được chứng minh nhân hợp pháp và chạy thoát khỏi sự bách hại.

Đức Ông Tadeusz Krahel đã cố gắng để có được ghi chú của Chân phước Sopocko, trong đó có viết “Trước và khi chiến tranh xảy đến, nhiều người có trình độ cao như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên và sinh viên, đã chạy đến tôi để được rửa tội… tôi đã cấp giấy khai sinh Công giáo cho cả người được rửa tội và chưa rửa tội, và giới thiệu họ đến tìm gặp một số người bạn của tôi ở Litva, nhờ đó mà họ sống sót trong cuộc chiến. Giờ đây, tôi không còn nhớ hết tên của họ vì danh sách đã bị thất lạc nhưng tôi có thể kể tên một số người như bác sĩ Aleksander Steiberg và vợ ông, vẫn còn ở lại Vilnius và hiện là giám đốc bệnh viện ở Wilcza Lapa; bác sĩ Erdman với vợ và con gái, mới gần đây trở thành giám đốc bệnh viện St. Elizabeth ở Wroclaw; Bác sĩ Juliusz Genzel và vợ, giờ đang sống ở Sydney, Úc. ”
Cha Sopocko đã giúp người Do Thái mãi đến 3/3/1942 thì tìm được khu trú ẩn ở Czarny Bor tại Dòng nữ tu Ursuline và sống ở đó cho tới hết thời kỳ quân Nazi chiếm đóng thành phố. Trước lúc đó, ngài đã gửi một vài tín đồ Do Thái đến dòng các nữ tu Ursuline để các nữ tu hướng dẫn họ tiếp theo đó. Ngài cũng gửi họ tới linh mục Dean Jan Wladyslaw sielewicz ở Worniany. Tại đây, cha Sielewicz cùng với cha sở của mình, cha Hipolit Chruściel gửi họ tới trú ẩn ở nhà một số giáo dân đáng tin cậy.
Khảo cứu được tiến hành từ các kho lưu trữ dữ liệu khác nhau đã cho thấy việc các giáo sĩ Công giáo ở Ba Lan giúp đỡ người Do Thái là một hiện tượng phổ biến.
Pv. VRNs