CHUYÊN MÔN


Chuyên Môn là một trong bốn môn giáo dục của Phong Trào Thiếu Nhi: Thánh Kinh, Đời Sống Tôn
Giáo, Phong Trào và Chuyên Môn. Phần chuyên môn bao gồm cả thể thao.

I. KHÁI NIỆM VỀ KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN:
Kỹ thuật chuyên môn (Truyền tin, thủ công, dấu đường, cứu thương, gút dây...) có thể coi như những
giải trí, hay việc nhàn rỗi, hợp sở thích. Kỹ thuật chuyên môn còn là bước khởi đầu giúp phát triển
lòng thích thú làm việc. Rồi nếu được chuyên môn hóa nó sẽ mang tính cách hướng nghiệp và giúp
kiện toàn hoạt động cá nhân nơi xã hội.
II. MỤC ĐÍCH CỦA KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN:
 Giúp trẻ tìm được niềm vui khi làm việc.
 Giúp trẻ biết tháo vát sáng kiến, khéo léo.
 Giúp trẻ phát triển khả năng làm việc, sáng tạo và giàu tưởng tượng.
 Giúp trẻ luyện chí khí nhờ chuyên tâm làm việc và luyện tập.
 Giúp trẻ phát triển tinh thần xã hội nhờ sự cộng tác học tập và làm việc.
III. CÁC PHẦN CHUYÊN MÔN
A. NÚT DÂY
1. Sự Quan Trọng
Nút dây là một chuyên môn rất hữu dụng cho mọi sinh hoạt Thiếu Nhi. Đi trại không biết nút
dây thì chẳng khác gì người không có tay, họ sẽ không làm được gì nữa. Tuy nhiên muốn lợi
ích bạn phải biết rõ công dụng của mỗi loại nút và áp dụng trong trường hợp nào.
2. Đặc Tính
Một nút hữu dụng cần có những đặc tính sau:
a) Làm đúng
b) Làm lẹ
c) Làm chắc
d) Làm đẹp
e) Dễ tháo
3. Nút Dây Căn Bản
Sau đây là một số nút thông dụng ở trại mà Thiếu Nhi không thể không biết:
a) Nút Dẹt
b) Nút Quai Chèo
c) Nút Thòng Lọng
d) Nút Ghế Đơn
e) Nút Tăng Dây Lều
f) Nút Số Tám
g) …
B. MORSE
1. Nguồn Gốc Morse
Ngay từ thời thượng cổ người ta đã dùng nhiều cách để truyền tin cho nhau. Đến năn 1835
ông Morse khám phá ra một truyền tin mới và có tính cách khoa học hơn. Đó là phép truyền
tin bằng vần Morse.
2. Morse Trong Sinh Hoạt Hội Đoàn:
a) Truyền tin là một trong các môn thích thú nhất trong sinh hoạt hội đoàn. Người ta dùng
Morse trong các trò chơi lớn, dùng liên lạc khi ở xa tầm tiếng nói hay mắt nhìn. Lại còn
dùng Morse để luyện tinh thần đồi đội. (Cùng học, cùng chơi, cùng truyền tin...)b) Morse cũng dạy tính cần cù nhẫn nại mà các thiếu nhi cần tập luyện. Tóm lại Morse
được coi là môn chơi hấp dẫn nhất.
3. Cách Học Morse:
a) Cách học nhanh chóng nhất là dùng âm thanh: Còi, tiếng động hay máy đánh Morse.
Người nọ đánh người kia nhận. Khi mới bắt đầu hãy theo nhịp từ chậm đến nhanh. Một
dấu ( - ) lâu gấp 3 dấu ( . ).
b) Cách thứ hai là viết: Ta mở bất cứ trang sách nào rồi dịch và biên lên giấy. Sau vài ba
ngày lấy ra dịch ngược lại. Cứ làm thế sẽ thành thạo một cách nhanh chóng.
4. Cách Sử Dụng Morse:
a) Bằng còi, tù, và kèn: Tích ( . ) thổi một tiếng ngắn. Tè ( - ) thổi tiếng dài. Lối này dùng rất
nhiều. Tuy nhiên có khuyết điểm là người nhận đi quá xa hoặc quá ngược gió.
b) Truyền tin bằng cờ: Cầm cờ hoặc kéo cờ lên xuống trên cao. Đánh 1 cờ ngang vai là tích (
. ); đánh 2 cờ ngang vai là tè ( - ). Hoặc kéo một màu lên rồi hạ xuống ( . ); kéo màu khác
lên là tè ( - ). Kiểu này tuy chậm và mệt, nhưng có vài điểm: Có thể truyền đi xa hơn âm
thanh, hoặc đứng ngược gió cũng vẫn tốt.
c) Truyền tin bằng đèn: Một chớp nhanh là tích ( . ); một chớp lâu gấp 3 lần là tè ( - ). Kiểu
chơi này tiện về ban đêm và có sự yên tỉnh.
d) Truyền tin bằng khói: Dùng chăn, mền ướt đốt lên sẽ có khói đẹp. Truyền tin bằng cách
lấy màn che khói. Kéo lên rồi hạ xuống ngay là tích ( . ) Kéo lên để lâu gấp 3 rồi hạ
xuống là tè ( - ).
e) Truyền tin bằng số: Tích ( . ) số 1, Tè ( - ) số 2. Hoặc Tích ( . ) số lẻ, Tè ( - ) số chẵn.
Ngăn chữ bằng số 0
f) Truyền tin bằng nốt nhạc: Tích ( . ) là nốt trên đường kẻ. Tè ( - ) là nốt giữa hai đường kẻ.
Ngăn cách nhau bằng gạch đứng (Phách). Có khi dùng nốt đen làm ( . ); nốt trắng làm ( -
) ngăn chữ bằng dấu nghỉ và ngăn hai tiếng bằng gạch đứng (Phách)
g) Người ta còn dùng kiểu viết nữa như kiểu đồi núi, hoa lá, cây và cành ...
5. Các Dấu Hiệu Dùng Trong Việc Truyền Tin
a) Mời nhận bản tin ( 4A )
b) Sẵn sàng nhận bản tin ( K )
c) Hết bản tin ( AR)
d) Truyền lầm ( HH )
e) Xin Truyền lại ( IMI )
f) Xin chờ đợi ( AS )
g) Cấp cứu ( SOS )
h) Xin đánh chậm lại ( VL )
i) Hiểu rồi ( R )
6. Các dấu
a) Sắc ( ' ) thay bằng chữ S
b) Huyền ( ` ) thay bằng chữ Q
c) Hỏi ( ? ) thay bằng chữ Z
d) Ngã ( ~ ) thay bằng chữ X
e) Nặng ( . ) thay bằng chữ J
7. Các Chữ Có Dấu
a) Chữ Â : AA
b) Chữ Ă: AW
c) Chữ Ô: OO
d) Chữ Ơ: OW
e) Chữ Ê: EE
f) Chữ Đ: DD
g) Chữ Ư: UW

8. Các Mẫu Tự Morse