1. NHẠC TRƯỞNG
Mục đích: Tập quan sát nhanh.
Giáo dục: Đoàn kết chứng minh một tập thể tốt.
Cách
chơi: Người chơi ngồi thành
một vòng tròn. Quản trò chọn một người
để làm người đoán nhạc trưởng (hoặc xung phong). Người đó sẽ ra ngoài vòng tròn mà
không được quay đầu lại trong khi mọi người bàn nhau để chọn một người làm nhạc
trưởng. Sau đó tất cả cùng hát một bài, người bị bắt trở vào. Trong khi hát,
nhạc trưởng làm những động tác cho mọi người làm theo (thí dụ vỗ vai nhau, vỗ
tay,...). Nhạc trưởng phải thay đổi động tác thật nhanh trong khi hát và người
bị bắt cố gắng tìm ra nhạc trưởng là ai trong vòng (có thể giới hạn thời gian,
số lần đoán...). Nếu người đó tìm ra thì nhạc trưởng thay cho người bị bắt,
hoặc nếu không tìm ra thì người đó tiếp tục tìm một lần nữa hoặc bị phạt...
2. NHÀ BÁO TÌM DŨNG SĨ
Mục đích: Tập quan sát và phán đoán.
Giáo dục: Để ý đến từng lời nói, cử chỉ của mỗi người học hỏi
những điều tốt người ta thể hiện.
Địa điểm: Vòng tròn hoặc căn phòng.
Xếp đặt: Mọi thành viên cử một người làm nhà báo và
đi ra khỏi vòng hay phòng, và cử một người khác làm dũng sĩ. Cả vòng tròn
(phòng) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sĩ.
Cách chơi: Khi hay tin trong vòng (phòng) có một dũng sĩ, nhà báo được cử đến
phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn (từ 3 đến 10 câu) tùy theo vòng
tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay
khẳng định.
Thí
dụ: Dũng sĩ là nam phải không? Hoặc dũng sĩ có
đeo khăn quàng phải không? - Nếu dũng sĩ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay
nhưng nếu dũng sĩ là nữ thì vòng tròn im lặng lắc đầu.
Mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ
bị phạt vì đã vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng
sĩ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sĩ đi ra ngoài và thay nhà báo,
còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.
3. TẬP TỰ CHỦ
Mục đích: Sinh hoạt nhẹ trong vòng tròn.
Giáo dục: Biết cách an ủi người khác.
Địa điểm: Vòng tròn.
Cách chơi: Vòng tròn cử ra một người có khiếu để làm
quản trò. Tất cả mọi người trong vòng im lặng, quản trò đến trước mặt một người
nào đó trong vòng và được phép làm ba động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm
sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện cũng như quản trò không
được cười. Nếu cười thì người đối diện sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
4. NHÓM YÊU THÍCH
Mục đích: Luyện sự phản xạ nhanh.
Giáo dục: Nắm bắt tên của những địa danh, bộ phim.
Địa điểm: Vòng tròn.
Xếp đặt: Quản trò chia vòng tròn thành 2 đến 4 nhóm.
Cách chơi: Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm,
tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tên tựa đề phim hoặc bài hát bắt đầu bằng
mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim,
tựa bài hát đã nói thì bị xử thua.
Lưu ý: Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này
còn có thể phát triển thêm các kiểu như sau: nói địa danh; tên danh nhân, nhân vật lịch sử; hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có
chữ “mưa”, “sông”,…; tên của những nhân
vật trong Thánh kinh…
5. TÌM BẠN BẰNG NỬA TRÁI TIM
Mục
đích: Luyện sự quan
sát và nhanh nhẹn.
Giáo
dục: Chúng ta không cô đơn trong cuộc đời này.
Địa
điểm: Phòng.
Chuẩn
bị:
+ Cắt những trái tim bằng giấy màu, khoảng
bốn màu (số lượng bằng ½ số người chơi). Sau đó dùng kéo cắt hình răng cưa chia
trái tim ra làm hai. Chú ý cắt làm sao cho không có đường cắt nào là giống
nhau. Một nửa thì ghi chữ Nếu, một nửa ghi chữ Thì.
Cách
chơi:
Quản trò chia người chơi thành hai nhóm,
sau đó phát cho một người một nửa trái tim. Mọi người viết vào nửa trái tim
theo yêu cầu (nếu hoặc thì). Sau khi mọi người viết xong, quản trò hô:
hãy tìm bạn bằng nửa trái tim.
Người chơi nhanh chóng tìm bạn mình bằng
cách so nét cắt của hai nửa khớp nhau. Quản trò chọn 10 cặp nhanh nhất, bình
luận từng cặp một xem thử Nếu, Thì của cặp nào có duyên và có ý nghĩa nhất.
Trao phần thưởng, trò chơi kết thúc.
6. ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT
Mục đích: Tạo bầu khí
vui tươi.
Giáo dục: Cuộc sống có
nhiều điều thú vị.
Địa
diểm: Sân hoặc phòng.
Số
người chơi: 10 hoặc
40.
Vật
liệu: Mỗi đội 1 tờ
giấy và một bút chì.
Xếp
đặt: Ngồi vòng tròn.
Chơi từng đội nếu quá 10 người.
Cách
chơi: Quản trò chuyền tay
một tờ giấy trắng. Mỗi người phải viết một câu trả lời câu hỏi của quản trò,
nhưng không được xem mấy câu trả lời trước.
Thí dụ: Quản trò hỏi: Họ làm gì? Với gì? Ở đâu? Họ thấy gì? Nghề gì? Rồi làm
gì? Và kết quả ra sao?
Sau cùng, quản trò đọc các câu trả lời
liên tiếp lên để cùng nhau biết câu chuyện.
7. HƯỚNG VỀ RÔMA
Mục đích: Luyện tính đồng đội và cẩn thận.
Giáo
dục: Trong mọi khó khăn, chúng ta vẫn có nhau.
Cách
chơi: Chia thành bốn nhóm,
hai nhóm được cử làm hai đoàn tàu. Số còn lại làm hai đường tàu hình chữ S. Mỗi bạn đứng cách nhau một khoảng cách đủ để đoàn tàu
đi len vào giữa. Các bạn làm đoàn tàu ôm eo hoặc để tay lên vai nhau.
Khi tiếng còi báo hiệu giờ khởi hành cất
lên, lập tức hai đoàn tàu di chuyển vào hai đường chữ S bằng cách đi len vào
khoảng giữa hai bạn đứng làm đường tàu. Cả hai phải đi từ trên xuống dưới rồi
trở về lại chỗ cũ.
Nếu đoàn tàu không đụng, không bị đứt đoạn
và đi nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Đoàn tàu bị đứt đoạn sẽ phải dừng lại, nối lại “toa”
và tiếp tục hành trình. Nếu sau ba lần di chuyển mà vẫn thua thì sẽ bị phạt.
8. CHỮ CẤM
Mục đích:
Luyện sự chú ý và phán đoán.
Địa điểm: Vòng tròn.
Giáo dục: Mỗi nơi sẽ có một số từ cấm kị nào đó,
do đó mình phải tìm hiểu cẩn thận và tế nhị về việc sử dụng chung.
Cách chơi: Một người được
chọn (hoặc được chỉ định) bước ra khỏi vòng tròn. Những người còn lại đồng ý
với nhau một chữ cấm nào đó, thí dụ: chữ “không”, “có”, “vàng”, “xanh”, v.v...
Khi người chỉ định bước vô vòng tròn, người trong vòng hỏi những câu hỏi, yêu
cầu, hoặc tìm mọi cách để người đó nói ra chữ cấm. Thí dụ: Người trong vòng hỏi: “Anh thích ăn bánh ngọt chứ”?...
Một
người trong vòng bí mật đếm số lần người bị chỉ định dùng chữ cấm. Trong khi đó
người được chỉ định phải vừa trả lời vừa đoán chữ cấm đó là gì. Nếu đoán đúng,
người khác sẽ được chọn ra khỏi vòng và cứ như thế mọi người thay phiên nhau.
Kết quả người nào dùng số chữ cấm ít nhất sẽ thắng cuộc.
9. TÌM KHO TÀNG
Mục đích: Luyện thính giác và sự phán đoán.
Địa điểm: Vòng tròn.
Giáo dục: Kho tàng nằm trong mỗi người đó là tài
năng Chúa ban.
Lứa tuổi: Tất cả.
Cách chơi: Một người tình
nguyện bước ra khỏi vòng, trong khi những người khác chọn một người trong vòng
làm “kho tàng”. Khi người tình nguyện bước vô vòng, người trong vòng vỗ tay để
hướng dẫn; người tình nguyện bước càng gần “kho tàng” tiếng vỗ tay càng to,
càng xa tiếng vỗ tay càng nhỏ.
Lưu ý: Tiếng vỗ tay phải
liên tục. Người tình nguyện có thể chỉ được đoán ba lần. Nếu sau ba lần người
ấy đoán sai phải bước ra khỏi vòng, và trong vòng phải chọn người khác làm kho
tàng.
10. THẦY BÓI BA LÁP
Số lượng: Trò chơi dành
cho đội.
Dụng cụ: Khăn bịt
mắt.
Cách chơi: Người chơi đứng rải rác trong nhà. Chọn một người
bịt mắt lại đi tìm bắt những người kia. Ai bị bắt phải đứng lại để người bịt
mắt sờ mắt mũi, tay, chân và đoán xem người đó tên gì.
Nếu đoán trúng người đó phải thay thế bịt mắt.
Nếu đoán sai tới lần thứ ba sẽ phải chịu một hình phạt nào đó. Sau khi bị phạt
sẽ được chọn người khác để thay thế.