1.
HUẾ – SÀI GÒN – HÀ NỘI
Mục đích: vận
động trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự, gây bầu khí sôi động.
Giáo dục: muốn nên kitô
hữu tốt thì cũng phải là công dân tốt và yêu mến tổ quốc.
Luật
chơi:
Huế: Đứng rùn chân, tay chống
nạnh.
Sài-gòn: Ngồi, tay chống nạnh.
Hà-Nội: Đứng thẳng, tay xuôi, tư
thế nghiêm.
Quản trò vừa nói vừa làm cử
điệu, tất cả làm theo, nhưng làm theo lời quản trò nói chứ không làm theo cử
điệu của quản trò. Ai làm sai sẽ bị phạt.
Lưu ý:
Làm theo lời nói, không làm theo hành động.
2. TÔI BẢO
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Gây sôi động, phấn
khởi, rèn luyện thính giác và sự phản xạ.
Giáo dục:
Giúp ăn nói rõ ràng, mạch lạc, lịch sự…
Luật chơi:
Quản trò bảo gì, tất cả phải làm như vậy. Tuy nhiên khi nào có từ “tôi bảo” mới
làm, không có từ “tôi bảo” thì không làm, ai làm theo sẽ bị phạt.
Thí
dụ:
Quản trò: Tôi bảo mọi người hát:
“bốn phương trời...”.
Tất cả: hát “Bốn phương trời”.
Quản trò: Thôi.
Tất cả: vẫn tiếp tục hát.
Quản trò: Tôi bảo “thôi”.
Tất cả: im lặng.
Lưu ý:
Làm theo lời nói, không làm theo hành động.
3. CON CÒ, CON BÒ, ÔNG LÒ
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự, rèn luyện thính
giác, sự phán đoán.
Giáo dục:
Làm đúng theo Lời Chúa dạy.
Luật chơi:
Con cò: đứng 1 chân, người hơi
khom, tay phải để trên trán làm mỏ cò, tay trái để đàng mông làm đuôi cò.
Con bò: khum người, hai tay chạm
đất, gối thẳng làm con bò.
Ông lò: hai tay vòng tròn phiá
trước, rùn hai gối làm hỏa lò. Quản trò nói “con cò” và làm cử điệu con cò, mọi
người lặp lại và làm đúng cử điệu con cò. Quản trò nói tiếp “Con bò”, “Ông lò” và làm cử điệu theo lời
nói. Khi mọi người đã quen, quản trò ra luật: “tôi nói 1 đàng, làm một nẻo,
tất cả làm theo lời tôi nói, chớ đừng làm theo việc tôi làm. Ai làm sai sẽ có
hình phạt”.
4. LỄ PHÉP 1
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Giáo dục:
Sự lễ phép đối với những người lớn tuổi hơn ta.
Luật chơi:
Chào cô: tay phải vẽ ½ vòng tròn,
từ vai trái vòng xuống khỏi chân phải.
Chào thầy: khoanh tay + cúi đầu.
Chào cụ: chụm hai tay trước ngực,
cúi đầu.
Chào xếp: chào kiểu lính.
Quản trò đi đến một người nào đó
trong vòng tròn vừa nói vừa làm cử điệu, nhưng nói khác làm khác. Người đó phải
làm theo lời nói của quản trò, chứ không làm theo cử điệu của quản trò. Ai làm
sai, mời ra giữa vòng.
5.
LỄ PHÉP 2
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự, giúp vui tươi nhộn
nhịp.
Giáo dục: Tạo mối
tương quan thân thiện với bạn đồng lứa.
Luật chơi:
Chào
anh: giơ tay mặt thẳng lên trời.
Chào em: giơ tay trái thẳng lên trời.
Chào anh em: giơ cả 2 tay lên trời.
Quản trò nói khác làm khác, ai
làm sai lời nói của quản trò sẽ bị phạt.
6. AI LÀ VUA? AI LÀ VỊT? AI LÀ VOI?
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự, rèn luyện sự nhanh
nhẹn.
Giáo dục:
“Mỗi người góp một tài năng để giúp nhau thăng tiến trong cuộc sống”.
Luật chơi:
Quản trò chỉ vào một
người và nói: Ai là vua? Người đó đáp: Ta là vua! và giơ tay phải thẳng lên
trời. Trong khi đó, hai người hai bên qùi xuống, cung tay theo kiểu “cúc
cung” và nói “muôn tâu bệ hạ”.
Quản trò chỉ 1 người hỏi: Ai là vịt?
Người đó miệng kêu cạp cạp cạp, hai bàn tay đưa lên ngang mặt làm mỏ vịt. Trong
khi đó, người bên phải cong tay phải sát nách, đưa cùi chỏ ra nhịp nhịp làm
cánh vịt. Còn người bên trái thì đưa tay trái ra làm y như người bên phải.
Quản trò chỉ một người hỏi: Ai là voi?
Người được chỉ phải làm cử điệu của con voi. Trong khi đó người bên phải xoè
bàn tay phải ra, đặt ngay tai mình và nhịp nhịp làm tai voi, còn người bên trái
thì dùng bàn tay trái làm tai voi.
Lưu ý: Làm chậm hay làm
sai là bị phạt.
7. BẮN SƯ TỬ
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Giáo dục: “Kêu gọi mọi người bảo vệ những
động vật quý hiếm”.
Luật chơi:
Quản trò đến trước một người bất kỳ và đưa tay phải lên làm súng bắn “đùng,
đùng”.
Người bị bắn phải giơ hai
tay ngang mặt, cùi chỏ sát mình, đáp “gừ gừ”.
Nếu quản trò kêu “gừ gừ”,
thì người đó phải bắn “đùng đùng”. Ai làm sai bị phạt.
Lưu ý: Làm sai bị phạt.
8. NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Giáo dục:
“Người trưởng thành biết làm theo điều mình nói”.
Luật chơi:
Quản trò nói: đây là con mắt của
tôi (tay quản trò chỉ lỗ mũi).
Tất cả: đây là lỗ mũi của tôi (trong
khi tay chỉ con mắt).
Quản trò: đây là cái đầu của tôi
(chỉ cùi chỏ).
Tất cả: đây là cái cùi chỏ của tôi
(chỉ đầu).
Lưu ý: Quản trò chỉ một
bộ phận nhưng chỉ một bộ phận khác. Người chơi nói tới bộ phận mà quản trò chỉ
nhưng lại chỉ vào bộ phận mà quản trò nói.
9. NGƯỜI – SÓI – SÚNG
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự, gây sôi động phấn
khởi.
Luật chơi:
Quản trò hướng dẫn:
Người: đứng tư thế nghiêm.
Sói: hai tay đưa ngang hai tai,
xoè ra làm tai sói.
Súng:
tay phải đưa ra làm súng.
Quản trò đến một người
nào đó và:
- Nếu quản trò làm súng thì người đó làm người.
- Nếu quản trò làm người
thì người đó làm sói.
- Nếu quản trò làm sói
thì người đó làm súng.
Quản trò làm càng lúc càng
nhanh, ai làm sai sẽ bị phạt.
10.
SÚNG – SÓI – NGƯỜI
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, khoảng 08 người tham dự trở lên.
Giáo dục:
Giúp đoán ý người khác.
Luật chơi:
Từng hai đội đều nhau, hoặc những người dự chơi chia làm hai phe bằng nhau.
Đứng hai hàng đối nhau nhưng quay lưng vào nhau.
Súng: đưa hai ngón tay phải ra
trước.
Sói: mỗi bàn tay hai ngón chỉa ra
trên đầu.
Người: đứng khoanh tay.
Luật thắng thua:
súng bắn chết sói – sói làm hại người – người bẻ gãy súng.
* Khi quản trò thổi một tiếng còi.
Hai phe quay mặt vào nhau. Mỗi người làm một trong ba cử điệu (súng – sói –
người). Quản trò theo luật trên mà phân ai thắng ai thua.
* Thi đấu như vậy năm lần để phân
thắng bại. Có thể phân thắng bại theo đội, dựa vào tỉ số thắng thua của mỗi
lần.
11.
PHE ĐỐI LẬP
Mục đích: Vận
động nhẹ trong phòng hay ngoài sân.
Rèn luyện:
Người chơi phải tìm ra nhiều từ ngữ đối ngược nhau.
Luật chơi:
Tất cả chia làm một phe đối lập với quản trò, hoặc chia làm hai phe: hữu – tả,
phe tả là phe đối lập. Quản trò (hay phe hữu) nói những gì thì phe Tả nói ngược
lại.
Thí dụ:
Quản trò: bàn tay – Phe Tả: bàn chân.
Quản
trò: đầu gối – Phe
Tả: cùi chỏ.
Quản trò: Thiên Chúa – Phe Tả: ma quỉ.
Quản trò: các thánh nam – Phe Tả: các thánh nữ.
Quản
trò: tóc dài – Phe
Tả: tóc ngắn.
Quản trò: tóc em dài em đi trong
nắng - Phe Tả: tóc anh
ngắn anh đi trong mưa.
Quản
trò: tóc em thưa em đi trong gió - Phe Tả:
tóc anh không có anh đi vô chùa.
Lưu ý:
Làm ngược lại với người đối diện nhưng phải chính xác.
12.
VỖ ĐẦU – XOA BỤNG
Mục đích:
Vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Giáo dục:
Cuộc sống nhiều lúc ban cho ta những chiêu nghịch với ý ta. Nhưng vì tìm lẽ sự
thật ta phải biết bỏ ý riêng của ta.
Luật chơi:
Vỗ đầu: phải vỗ đầu theo nhịp: 1= xuống; 2 = lên.
Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng
còn lại.
Quản trò bắt một bài
hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát
trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng.
Lưu ý:
Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc (nhưng vỗ
đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng). Quản trò nên giải thích và làm nháp trước.
13.
BẠN ƠI HÃY LÀM
Mục đích:
Vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Làm sôi động,
phấn khởi, vui vẻ.
Giáo dục:
Không có việc gì khó, chỉ sợ ta không chịu suy nghĩ hay kiên trì thôi.
Luật chơi:
“Bạn ơi hãy làm, làm như thế này bạn nhé,
đừng có làm sai, có chi mà bạn ngại nè”. Quản trò đọc hay hát từng câu và
kết hợp cử điệu, mọi người lặp lại vừa đọc vừa làm y như quản trò.
14. SÍP – SÁP
Mục đích:
Vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Giáo dục:
Học hỏi liên tục những khái niệm mới để tạo mối tương giao giữa các khái niệm
với nhau.
Luật chơi:
Đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ vào một người và nói “síp” hoặc “sáp”.
* Nếu quản trò nói “síp” thì người
được chỉ phải nói lớn tên của người bên phải, nếu nói “sáp” thì phải nói tên
của người bên trái. Ai nói sai, ra thế quản trò và trò chơi tiếp tục.
* Khi mọi người khá quen, ít ai
nói sai, quản trò có thể đổi lại:
- Síp nói tên người bên
trái.
- Sáp nói tên người bên
phải.
Lưu ý:
Quản trò nên hô nhanh để tạo độ khó nơi người chơi.
15. BẠN HAY TÔI
Mục đích:
Vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.
Giáo dục:
Chúng ta muốn phán đoán ai điều gì thì phải đứng trong vị trí người đó để sự
phán đoán khách quan hơn.
Luật chơi:
Ngồi vòng tròn:
- Quản trò nói
“trái” thì mỗi người lấy tên của người bên trái làm tên của mình.
- Quản trò nói
“phải” thì mỗi người lấy tên của người bên phải làm tên của mình.
- Khi quản trò nói phải (hoặc
trái), liền theo đó quản trò gọi tên ai thì người mang tên “mới” sẽ đứng lên.
- Có thể quản trò nói phải,
hoặc trái, rồi sau đó quản trò gọi một vài tên. Ai mang tên mới đó đổi chỗ
nhau. Sau khi đổi chỗ, quản trò nói “phải” “trái” lại, và những người “đổi chỗ”
phải là tên của hai người hai bên mình mới sẽ đứng lên.
Lưu ý:
Ai sai bị phạt.
16. ĐỨNG, NGỒI, TRONG, NGOÀI, QUAY
Mục đích: Tạo
bầu khí vui nhộn, thân tình.
Giáo dục: Đứng
cho ra đứng, ngồi cho ra ngồi, làm việc gì phải làm cho xong.
Địa điểm: Sân rộng.
Cách chơi:
Quản trò qui định biểu hiện của từng hành động cụ thể như: đứng – thẳng
người, ngồi - chòm hỏm, trong – quay vào trong vòng tròn và giơ hai tay ngang
vai về phía trước, quay ra ngoài vòng tròn, quay – xoay người 360o.
Quản trò hô những động tác đó và người chơi cùng làm theo.
Lưu ý: Người chơi viên
không được nhìn quay về hay nhìn lui.
17. CHỨC NĂNG
Mục đích: Rèn
luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận
cơ thể con người.
Nội dung:
Nói và chỉ đúng chức
năng của các bộ phận. Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
* Mắt: Nhìn.
* Tai: Nghe.
* Mũi: Ngửi.
* Miệng: Ăn.
Cách chơi:
Quản trò hô chức năng
của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận. Quản trò có thể hô
chức năng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
Thí dụ: Quản trò
hô “nhìn” và chỉ vào tai, người chơi hô “nhìn” và chỉ vào mắt...
- Người chơi phạm luật
khi: chỉ sai với chức năng, làm chậm so với quy định và làm không dứt khoát.
Lưu ý: Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; tay:
làm... để tăng mức độ khó của trò chơi. Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc
vào đối tượng chơi.
18. LỜI CHÀO
Mục
đich: Luyện thính giác, nhanh nhạy.
Giáo
dục: Giúp đối tượng chơi, biết tỏ ra lịch sự, tôn trọng khi gặp người
lớn, thầy cô.
Nội
dung:
Quản
trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh:
đưa bốn ngón tay lên chào.
+ Chào
thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào
bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào
em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Cách
chơi:
Quản
trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo. Quản trò
có thể hô một kiểu và làm một kiểu. Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
Lưu ý:
Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi. Có thể thêm một, hai động
tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
19. BẢO VỆ CỜ
Mục
đích: Luyện sự nhạy bén.
Giáo
dục: Cố gắng vận dụng những cơ hội Chúa ban để đạt được mục đích.
Vật
dụng: 01 cây cờ có
cán.
Số
lượng: 20 - 30 người.
Cách
chơi:
Mọi người cùng đếm từ
số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò đứng giữa vòng tròn và
hô to “11” vừa dứt tiếng gọi số, quản trò bỏ tay cầm cờ ra và cho rớt tự do, người
mang số 11 chạy đến và giữ không cho lá cờ chạm đất. nếu để chạm đất là vi phạm
luật chơi, bị phạt và trò chơi tiếp tục. Quản trò sẽ vào vị trí người số 11 và
mang số 11.
Lưu ý: Có thể thay thế số bằng tên tỉnh, thành
phố, cây trái, hoa quả...
20. ĐÁNH TRỐNG LÃNG
Mục đích:
Tạo độ nhạy bén của đầu
óc trước mọi vấn đề.
Giáo
dục: Trong cuộc sống, đôi lúc
chúng ta cũng cần có những câu trả lời được coi là không khôn ngoan như vậy.
Cách
chơi: Quản trò sẽ đến trước mặt một người và hỏi một câu bất kỳ nhưng
người được hỏi phải trả lời thật nhanh một đáp án hoàn toàn ngược hẳn với câu
hỏi của quản trò.
Thí dụ:
* Qt: “Tối hôm nay anh mặc áo màu đỏ phải không”?
* Nc: “Vâng, tôi mặc quần màu xanh”.
Lưu ý:
Quản trò có thể hỏi thật nhanh để đánh lừa sự toan tính của người chơi.
21. CON THỎ ĂN CỎ
Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo, phản xạ
nhanh.
Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm.
Địa điểm: Trong phòng, ngoài sân.
Cách
chơi:
- Quản trò: “Con thỏ” (đưa bàn tay chụm
lại).
- Người chơi lặp lại: “Con thỏ” (làm theo
hành động trên).
- Quản trò: “Ăn cỏ” (đưa tay này qua tay
kia).
- Người chơi: “Ăn cỏ” và làm theo.
- Quản trò: “Uống nước” (đưa tay lên
miệng).
- Người chơi: “Uống nước” và làm theo.
- Quản trò: “Chui vô hang” (đưa tay lên lỗ
tai).
- Người chơi: “Chui vô hang” và làm theo.
- Quản trò: “Thỏ ngủ” (chấp tay lại).
- Người chơi: “Thỏ ngủ” và làm theo.
Lưu ý: Người chơi phải làm lặp lại lời
nói của quản trò mà không theo hành động của quản trò. Trò chơi nên được thực
hiện nhanh dần để tạo sự nhầm lẫn nơi những người chơi.
22. ẾCH ỘP
Mục đích: Luyện trí nhớ, giúp tập trung nhanh
nhạy.
Giáo dục: Yêu thiên nhiên.
Số lượng: Càng đông càng tốt.
Cách chơi:
Tất cả ngồi thành vòng
tròn và cả quản trò cùng ngồi hòa mình vào trong vòng nữa. Mỗi người chơi tưởng
tượng mình là một con ếch ở trong 1 cái ao.
Con ếch đầu tiên (người bắt đầu chơi) sẽ nói: “Một con ếch”, con ếch tiếp theo bên phải
(người tiếp theo) sẽ nói: “nhảy xuống ao”
và con tiếp theo sẽ nói: “Ộp”. Vòng
chơi sẽ tiếp nối với “Hai con ếch”, “nhảy xuống ao”, “ộp, ộp”.
Lưu ý: Số lượng tiếng
“ộp” phải phù hợp với số lượng ếch khi bắt đầu hô. Người phản ứng chậm quá sẽ
bị phạt.
23. NÓI VÀ LÀM NGƯỢC
Mục đích: Rèn luyện trí nhớ,
khéo léo, phản xạ.
Số lượng: 30 người trở lên, có
thể chia nhiều nhóm.
Địa điểm: Trong phòng, ngoài
sân.
Thời gian: 5 đến 7 phút.
Cách chơi:
- Người chơi xếp thành vòng tròn.
* Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”.
* Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”.
* Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”.
* Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”.
Lưu ý: Quản trò có thể chỉ bất cứ người nào trong
vòng tròn và nói 1 hành động nào đó. Người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có
thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại
thì sẽ bị phạt.
24. CHIẾM VỊ TRÍ
Mục đích: Luyện phản xạ.
Giáo dục: Khi vui sướng cũng đừng quên những người thất bại.
Chuẩn bị: Trên sân chơi,
vẽ một số vòng tròn có bán kính sao cho từ 1 đến 5 người có thể đứng được trong
vòng tròn, tùy số lượng người chơi mà có thể vẽ nhiều hoặc ít.
Cách chơi:
Cả tập thể có
thể đi cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát một bài. Quản
trò hô to “Vào 3”(hô một số bất kỳ từ 1 đến 5). Người chơi nhanh chóng bước vào
vòng tròn thuận lợi nhất sao cho có số người có trong vòng tròn là ba. Người
vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của quản trò hoặc không tìm ra
vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ bị phạt.
Quản trò hô “ra”,
người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lệnh vào của quản trò. Trò chơi cứ thể tiếp
tục.
Lưu ý: Trò chơi có thể
biến đổi bằng cách từng nhóm đi vòng tròn theo bài hát quanh một vòng tròn bằng
ghế, số ghế ít hơn số người và cũng dành chỗ khi người quản trò yêu cầu.
25. CHIM, THÚ, CÁ
Mục đích: Luyện phản xạ.
Giáo dục: Nhận ra quyền năng của Thiên Chúa qua sự hiện hữu của động vật.
Cách chơi: Quản trò đứng giữa vòng tròn, vừa đi vừa nói
“chim, thú, cá…”. Bất ngờ quản trò chỉ một người đứng trong vòng và hô “chim”,
“thú”, hoặc “cá”. Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con “chim”, con “thú”,
hoặc con “cá” nào đó.
Thí dụ: Quản trò nói “chim”, người bị chỉ phải nói:
họa mi, két, sơn ca, chào mào…
Lưu ý: Người chỉ định không được lập lại con
“chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước, hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt.
26. KỂ CHUYỆN
Mục đích: Làm quen, phản xạ, biết kể chuyện.
Giáo dục: Linh động trong mọi hoàn cảnh.
Cách chơi:
Quản trò bắt đầu câu
chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc lồng mẫu chuyện đạo...). Khi nghe quản trò nói
đến tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không
bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.
Thí dụ: Người đầu tiên kể: (sáng hôm ấy thời tiết thật dễ
chịu, tôi bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có
thêm vài đoá hồng... Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập lại từ
đầu “sáng hôm ấy...”.
Lưu ý: Quản trò có thể
quy định một người nói chỉ một câu để những người trong vòng tròn có thể tham
dự hết được.
27. BỎ KHĂN
Mục đích: Luyện phản xạ.
Giáo
dục: Cố gắng theo đuổi mục
tiêu mình đã đề ra.
Cách
chơi: Mọi người ngồi thành vòng tròn, một người tình nguyện cầm khăn đi
quanh vòng tròn và bất chợt bỏ khăn sau lưng một người nào đó. Người được bỏ khăn
lập tức rượt đuổi người bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn có thể chiếm được chỗ người
bị bỏ khăn mà không bị khăn đập trúng, người bị bỏ khăn phải cầm khăn tiếp tục
trò chơi.
Lưu ý:
Khi người cầm khăn đi quanh vòng thì ngoài người ngồi trong vòng không được ngó
ra sau, chỉ được bỏ hai tay ra sau mà thôi.
28. CHỤP KHĂN (HOẶC BÓNG)
Mục đích: Luyện phản xạ.
Giáo dục:
Hãy nắm bắt cơ hội mà Chúa ban.
Địa điểm: Vòng tròn.
Lứa tuổi: Tất cả.
Cách chơi: Tập họp thành
vòng tròn. Một người đứng giữa vòng ném khăn (hoặc bóng) lên không trung đồng
thời gọi tên của một trong những người chơi. Nếu người bị gọi tên để cho khăn
(hoặc bóng) rơi xuống đất người ấy sẽ đứng ra tung khăn (hoặc bóng) để tiếp tục
trò chơi.